TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
89
Đ
ầu tư cho sức khoẻ không bao giờ là lãng
phí. Hiện nay đến 92% dân số Việt Nam
chưa mua bảo hiểm nhân thọ (BHNT)
là con số đáng báo động bởi nó cho thấy người
dân Việt Nam vẫn chưa đánh giá đúng mức độ
nguy hiểm của những rủi ro có thể xảy ra trong
cuộc sống, đặc biệt là rủi ro về bệnh tật. Theo
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm toàn cầu
có thêm khoảng 14,1 triệu người mắc bệnh ung
thư và trên 8,2 triệu người tử vong. Còn tại Việt
Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người mới mắc
bệnh ung thư và trên 95.000 người tử vong. Con
số này ở Việt Nam khá cao là do môi trường và
chất lượng cuộc sống của chúng ta được đánh
giá thấp hơn so với mặt bằng chung của thế giới.
Có nhiều nguyên nhân khiến người dân chưa
tham gia BHNT, trong đó phải kể đến tâm lý người
Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung, khi nghĩ
rằng mua bảo hiểm là mua điều xui xẻo; thời gian
tham gia bảo hiểm dài quá, lãi suất chưa thực sự
hấp dẫn. Ngoài ra, có nhiều thông tin cho rằng bảo
hiểm tham gia thì dễ, lúc lãnh tiền thì khó... Nhưng
trong những năm gần đây, BHNT ở Việt Nam đang
bắt đầu bước vào giai đoạn mới và người dân đã
có cái nhìn bình tĩnh, rõ ràng hơn về loại hình này.
Một số điểm mới trong hoạt động kinh doanh
BHNT trong những năm gần đây đã tạo được niềm
tin cho người dân khi tham gia BHNT.
Số ph thu được của các doanh nghiệp BHNT được
đầu tư trở lại nền kinh tế Việt Nam
Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài
chính), một trong những điểm sáng nổi bật của
thị trường BHNT năm 2015 là điều chỉnh quy
định về dự phòng nghiệp vụ, bảo đảm ổn định
tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp
(DN) trước diễn biến lãi suất trái phiếu chính phủ
kỳ hạn 10 năm. Năm 2015, lần đầu tiên các DN
bảo hiểm nhân thọ (DNBHNT) tham gia mua trái
phiếu Chính phủ thời hạn 20 năm với tổng giá trị
là 6.230 tỷ đồng, trái phiếu chính phủ thời hạn 30
năm với tổng giá trị là 3.900 tỷ đồng. Số lượng trái
phiếu kỳ hạn 20-30 năm đăng ký mua năm 2016
là khoảng 12.500 tỷ đồng. Tổng số tiền đầu tư trở
lại nền kinh tế của ngành bảo hiểm là 152.543 tỷ
đồng (tăng 14%), các DNBHNT đạt 119.137 tỷ
đồng. Trong tổng số tiền đầu tư của các DNBH
nhân thọ, có 72,2% được đầu tư vào trái phiếu
Chính phủ, trong đó 82% là các loại trái phiếu có
thời hạn từ 5 năm trở lên.
Việc các DNBH nhân thọ đầu tư trái phiếu
Chính phủ dài hạn 20-30 năm đã thể hiện vai trò
của bảo hiểm là kênh thu hút vốn đầu tư cho nền
kinh tế, góp phần tái cơ cấu nợ công và ổn định
kinh tế vĩ mô. Điều này cũng thể hiện lòng tin và
cam kết của nhà đầu tư nước ngoài đối với Chính
phủ và đối với công cuộc phát triển kinh tế xã hội
của Việt Nam
Các DNBHNT đều được xếp vào nhóm 1 theo quy định
của Thông tư số 195/2014/TT-BTC về xếp hạng DNBH
Căn cứ Thông tư số 195/2014/TT-BTC, các
DNBHNT tự đánh giá, xếp loại DN dựa trên
kết quả hoạt động của năm. Năm 2015, có 17/17
THAMGIA BẢOHIỂMNHÂNTHỌ:
GIẢI PHÁP TÀI CHÍNHTỐT CHONGƯỜI DÂN
ThS. LÊ THỊ THANH
- Cao đẳng Kinh tế-Kế Hoạch Đà Nẵng
Trong cuộc sống của chúng ta có những rủi ro xảy ra, không thể nào lường trước. Nếu
không phòng tránh được, thì cần chuẩn bị một giải pháp tài chính dự phòng ngay từ khi
còn khoẻ mạnh. Tham gia bảo hiểm nhân thọ là giải pháp tài chính tốt nhất nhằm hạn
chế các rủi ro xảy ra cho bản thân.