TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2016
91
Thực trạng hoạt động của thị trường bảo hiểm
phi nhân thọ Việt Nam
Doanh thu ph bảo hiểm
Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, doanh thu
phí bảo hiểm phi nhân thọ năm 2015 ước đạt 31.919
tỷ đồng, tăng trưởng 17,18% so với năm 2014. Đây
cũng là mức doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ
tăng trưởng cao nhất trong vòng 5 năm qua. Theo
ý kiến của các chuyên gia, con số này không gây
nhiều ngạc nhiên với thị trường, bởi trong bối cảnh
nền kinh tế đang khởi sắc trở lại, nhu cầu mua bảo
hiểm cũng gia tăng.
Tính đến nay, thị trường bảo hiểm Việt Nam
có 29 doanh nghiệp (DN) kinh doanh bảo hiểm
phi nhân thọ, 01 chi nhánh DN bảo hiểm (DNBH)
phi nhân thọ nước ngoài. Trong đó, đáng chú ý
là sự dẫn đầu thị trường của 4 DNBH phi nhân
thọ lớn (Công ty Bảo hiểm Dầu khí - PVI, Công ty
Bảo hiểm Bảo Việt, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh và
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện - PTI),
chiếm gần 60% thị phần. Cụ thể, PVI đạt doanh thu
5.938,9 tỷ đồng, tăng 16,21% so với cùng kỳ năm
2014; Bảo Việt đạt doanh thu 4.964,3 tỷ đồng, tăng
4,5% so với cùng kỳ; Bảo Minh đứng thứ ba với
doanh thu 2.380 tỷ đồng, tăng 6,83%. Đứng thứ tư
là PTI với danh thu 2.000 tỷ đồng, tăng 45,25% so
với cùng kỳ…
Bên cạnh đó, một số DNBH có tỷ lệ tăng trưởng
doanh thu phí bảo hiểm gốc ở mức khá cao trên
50% so với cùng kỳ năm 2014 như: Công ty Cổ
phần Bảo hiểm Viễn Đông – VASS (1.013,49 tỷ
đồng, tăng 236,83%), Công ty TNHH MTV Bảo
hiểm Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -
VBI (354,50 tỷ đồng, tăng 95,64%), Bảo hiểm Phú
Hưng (41,68 tỷ đồng, tăng 85,90%)… Tuy nhiên,
một số DNBH có doanh thu phí bảo hiểm gốc
giảm so với cùng kỳ năm 2014 là Công ty cổ phần
Bảo hiểm AAA (219,81 tỷ đồng, giảm 17,77%),
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Hàng không - VNI
(255,35 tỷ đồng, giảm 11,93%), Công ty Bảo hiểm
Toàn Cầu - GIC (427,76 tỷ đồng, giảm 9,47%)...
Thực tế trên cho thấy, mức độ cạnh tranh giữa các
DN trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ ngày
càng quyết liệt.
Ba nghiệp vụ bảo hiểm luôn dẫn đầu về doanh
thu là bảo hiểm xe cơ giới (28,19%), bảo hiểm sức
khoẻ và tai nạn con người (21,53%), bảo hiểm tài sản
và bảo hiểm thiệt hại (21,15%). Trong đó, nghiệp
vụ có doanh thu phí bảo hiểm gốc cao nhất là bảo
hiểm xe cơ giới với tỷ trọng trung bình giai đoạn
2008 - 2014 là 29,4%/năm. Đây là nghiệp vụ có mức
giữ lại cao nhất và các DN hầu như không phải tái
bảo hiểm hay đồng bảo hiểm nên tạo ra dòng tiền
ổn định. Theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải
và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, có hơn 2 triệu ô
tô và 37 triệu xe máy đang lưu thông tại Việt Nam,
nhưng trong đó mới chỉ có 29% số xe máy được
bảo hiểm, điều này chứng tỏ đây vẫn là thị trường
rất tiềm năng.
THỊ TRƯỜNGBẢOHIỂMPHI NHÂNTHỌVIỆT NAM:
THỰC TRẠNGVÀ GIẢI PHÁP
TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ, HOÀNG ANH
- Đại học Ngoại thương
Trong những năm qua, với sự tham gia của các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc nhiều
thành phần kinh tế đã khiến thị trường bảo hiểm Việt Nam trở nên sôi động, góp phần
đáp ứng nhu cầu về bảo hiểm trong nhiều lĩnh vực của các cá nhân và tổ chức xã hội. Mặc
dù thị trường bảo hiểm đã gặt hái được nhiều thành công, song thị trường cũng phải đối
mặt với không ít khó khăn, thách thức trước sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
bảo hiểm trong nước và nước ngoài, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.