TCTC (2017) so 7 ky 2 (nen) - page 42

42
KINH TẾ QUỐC TẾ
nước Đông Nam Á, giai đoạn nghiên cứu từ quý
I/2005 đến quý II/2106 với 46 quan sát. Nghiên
cứu dựa trên nghiên cứu của Lucun Yang (2011)
phân tích thực nghiệm các yếu tố quyết định tài
khoản vãng lai trong nền kinh tế mới nổi ở châu
Á. Nghiên cứu của Lucun Yang (2011), đã nêu lên
tài khoản vãng lai phụ thuộc vào các yếu tố như
tài sản nước ngoài ròng, độ mở thương mại, tỷ giá
thực, tổng sản phẩm quốc nội thực bình quân. Mô
hình nghiên cứu như sau:
CA = f (NFA, OPEN, REER, REL_y)
Trong đó: CA: Tài khoản vãng lai, CA là biến
phụ thuộc; NFA: Tài sản nước ngoài ròng; OPEN:
Độ mở thương mại; REER: Tỷ giá thực đa phương;
REL_y: Thu nhập tương đối.
Kết quả nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng kiểm định nghiệm đơn
vị Augmented Dickey–Fuller (1979) (ADF) và
Phillips – Person (PP) để kiểm định tính dừng
của chuỗi dữ liệu. Kết quả tìm được khi phân tích
bằng phần mềm Eviews tại Việt Nam cho thấy,
các biến đều là chuỗi dừng khi lấy sai phân bậc
1, riêng CA dừng ở bậc 0. Dựa vào kết quả tìm
được khi phân tích độ trễ mô hình, tác giả tiến
hành kiểm định nhân quả các biến tại độ trễ là 5.
Với mức ý nghĩa 5%, kết quả thu được cho thấy,
có mối quan hệ nhân quả giữa các biến REL_y với
REER ở Việt Nam tại mức ý nghĩa 3,08%.
Kiểm định đồng liên kết bằng phương pháp
Johansen – Juselius (1990) và Johansen (1991) để
xác định số vector đồng liên kết. Tại mức ý nghĩa
5% cả hai kiểm định này xác định tồn tại mối quan
hệ dài hạn giữa tài khoản vãng lai và các biến giải
thích. Với mức ý nghĩa 5% giá trị Trace statistics và
giá trị riêng lớn nhất của ma trận đều cho thấy, có
hơn 3 đồng liên kết trong mô hình giữa các biến.
Từ kết quả có được dựa trên kiểm định
Johansen, tác giả sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai
số (VECM) để nghiên cứu biến động trong dài
hạn và điều chỉnh để đạt được cân bằng trong dài
hạn của các yếu tố tác động lên tài khoản vãng lai
tại Việt Nam. Hai giá trị ước lượng cần quan tâm
là hệ số tương quan (Cointgrating Eq) và tốc độ
quay về vị trí cân bằng (Error Correction). Kết quả
ước lượng trình bày trong Bảng.
Qua kết quả trong Bảng 1, các biến NFA, OPEN,
REER, REL_y đều có ý nghĩa thống kê với mức
ý nghĩa nhỏ hơn 1%. Trong đó, các biến NFA và
Rel_y có tương quan âm đến biến phụ thuộc CA,
còn hai biến OPEN và REER có tương quan dương
đến CA. Mặt khác, khi phân tích VECM về tốc độ
quay về vị trí cân bằng (Error Correction) của Việt
Nam thu được là -4.460108 và không có ý nghĩa
thống kê vì giá trị p-value >0,05.
Nghiên cứu mở rộng ra đối với các nước trong
khu vực Đông Nam Á, kết quả khi thực hiện phân
tích kiểm định Jonhasen tại các nước thu được cho
thấy, tồn tại đồng liên kết giữa các biến trong mô
hình, cụ thể là với mức ý nghĩa 5% tại Malaysia và
Philippines tồn tại hơn 3 đồng liên kết, Singapore
có hơn 2 đồng liên kết, Thái Lan có 1 đồng liên
kết. Kết quả tìm được khi thực hiện hồi quy theo
phương pháp VECM tại các quốc gia trong nghiên
cứu được tổng hợp trong Bảng 2.
Qua kết quả của Bảng 2 cho thấy, biến NFA
có tác động tích cực đến CA ở Malaysia và tác
động tiêu cực đến CA tại các nước Philippines,
Singapore, Thái Lan; OPEN có tác động cùng
chiều đến CA tại Malaysia, Philippines và tác động
ngược chiều đến CA tại Singapore, Thái Lan; REER
có tác động cùng chiều đến CA tại Philippine, Thái
Lan và tác động ngược chiều đến CA tại Malaysia,
Singapore; REL_y có tác động cùng chiều đến CA
tại Malaysia, Singapore và tác động ngược chiều
đến CA tại Philippine, Thái Lan.
Bên cạnh đó, khi ước lượng bằng mô hình hiệu
chỉnh sai số VECM, kết quả tìm được chỉ có tại
Malaysia tốc độ quay về vị trí cân bằng là có ý
nghĩa thống kê, các nước còn lại hệ số này không
có ý nghĩa thống kê.
BẢNG 1: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH VECM
TẠI VIỆT NAM
Biến độc lập Hệ số tương quan Giả thuyết Kết quả
C
-0.004699
NFA
-0.002530
[ -18.4368]***
-/+
-
OPEN
0.008693
[10.3193]***
-
+
REER
0.027254
[9.60128]***
-
+
REL_y
-0.005806 [-
11.4908]***
+
-
Ghi chú: ***, ** và * tương ứng các mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%.
Nguồn: Tác giả tính toán bằng phần mềm Eviews
Hiện nay, nhiều người dân Việt Nam bị ảnh
hưởng bởi tâmý chuộng hàng ngoại vì cho rằng
chất lượng hàng ngoại sẽ tốt hơn hàng hóa
trong nước và sẵn sàng chi trả cao hơn để mua
những hàng hóa đó.Yếu tố tâm lý này sẽ làmcho
nhập khẩu tăng và làm giảm giá trị xuất khẩu
ròng, ảnh hưởng xấu đến tài khoản vãng lai.
1...,32,33,34,35,36,37,38,39,40,41 43,44,45,46,47,48,49,50,51,52,...86
Powered by FlippingBook