TCTC (2018) so 7 ky 2 (IN)-full - page 69

68
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
thành, xây dựng và phát triển của mỗi DN trong
môi trường chung, đó là những quan niệm, tập
quán, truyền thống của dân tộc, tác động của môi
trường tới hoạt động của DN, tác động này chi phối
tình cảm, lý trí, cách suy nghĩ và hành vi ứng xử của
mỗi thành viên trong DN và trong cộng đồng DN
với người sử dụng sản phẩm của DN.
Tóm lại, dù diễn giải thế nào thì văn hoá DN
vẫn phải dựa trên cơ sở là cách thức ứng xử của
mỗi thành viên trong DN mà biểu hiện của nó là các
hành vi quản lý lao động, sáng tạo lao động và các
hoạt động của DN phải phù hợp với các quy định
của pháp luật trong mặt bằng chung và của hiệp hội
ngành nghề nói riêng.
Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
trong thời kỳ hội nhập
Trong những năm qua, các DN Việt Nam đã
quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng văn hóa
DN, thậm chí có những DN sẵn sàng mời các công
ty, tổ chức quốc tế đến hoạch định văn hóa DN cho
công ty mình. Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, 2
điểm nhấn nổi bật trong văn hóa DN cần được nhận
diện và xử lý: (i) Văn hóa DN trong tôn trọng, bảo
vệ quyền người tiêu dùng; (ii) Tình trạng phí “bôi
trơn” được mặc định trong hoạt động và quản lý
DN. Cụ thể:
Văn hóa DN trong tôn trọng
và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm
2017 đã được phát động với chủ đề “DN vì người
tiêu dùng”. Đây chính là một nội dung và thước đo
quan trọng hàng đầu của văn hóa DN. Tuy nhiên, về
bản chất, DN là thực thể kinh doanh vì mục tiêu lợi
nhuận nên DN sẽ không tự nguyện coi người tiêu
dùng là mục đích tự thân nếu không có luật pháp và
các thể chế kinh tế - xã hội và cạnh tranh thị trường
buộc DN tuân thủ.
Trên thực tế, tình trạng DN cố tình vi phạm
quyền lợi người tiêu dùng còn diễn ra khá phổ biến
nhất là ở lĩnh vực an toàn thực phẩm, an toàn thông
tin, chất lượng hàng hóa. Đơn cử như tại Hà Nội,
trong giai đoạn 2011-2016, các cơ quan chức năng đã
kiểm tra hơn 824 nghìn cơ sở sản xuất của các DN,
phát hiện hơn 135 nghìn cơ sở sản xuất vi phạm an
toàn thực phẩm, qua đó xử lý hơn 41 nghìn vụ với
tổng số tiền phạt trên 92 tỷ đồng. Một số vụ kéo dài
và phức tạp thiếu hợp tác giữa người tiêu dùng với
cơ quan chức năng, còn nhà sản xuất thì thiếu tôn
trọng khách hàng và chối bỏ trách nhiệm…
Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay,
việc bảo đảm quyền của người tiêu dùng không
thể trông chờ thụ động và khoán trắng cho DN,
mà tùy thuộc vào sự nhận thức đầy đủ, sâu sắc, sự
hoàn thiện luật pháp và sự chung tay hành động
mạnh mẽ hơn nữa từ phía các cơ quan quản lý nhà
nước, tổ chức xã hội và chính cộng đồng người
tiêu dùng.
Để bảo vệ quyền người tiêu dùng, Nhà nước
kiến tạo có vai trò một nhà tổ chức môi trường
kinh doanh để DN cạnh tranh lành mạnh, bình
đẳng, tuân thủ nghiêm túc các quy định pháp luật
về bảo vệ quyền người tiêu dùng và coi đó là mục
tiêu, động lực cạnh tranh và phát triển bền vững
của DN.
Nhà nước cần tăng cường năng lực thể chế bảo
vệ quyền người tiêu dùng từ Trung ương đến địa
phương; Điều chỉnh và cụ thể hóa các chính sách, cơ
chế hoạt động, quy trình tiếp nhận, xử lý tranh chấp
giữa người tiêu dùng và người cung cấp hàng hóa;
Luật hóa các tiêu chuẩn chất lượng và các “hàng
rào kỹ thuật” quốc gia; Đề cao sự minh bạch nguồn
gốc và chất lượng sản phẩm. Kiện toàn bộ máy và
phân công rõ ràng, trách nhiệm cá nhân cụ thể,
tăng cường kết nối và kiểm tra theo quy trình đồng
bộ với các chế tài nghiêm khắc nhất; nhận diện và
loại trừ kiên quyết những hành vi vô cảm, vô trách
nhiệm và những biểu hiện phi nhân văn, ích kỷ; Hỗ
trợ tích cực cho các tổ chức xã hội, bảo vệ quyền an
toàn cho người tiêu dùng.
Các bộ, ban, ngành địa phương cần đẩy mạnh
tuyên truyền văn bản pháp luật về bảo vệ quyền
người tiêu dùng; Đồng thời, tăng cường thanh tra,
kiểm tra, nhận diện đúng và xử lý kịp thời các
hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ quyền người tiêu
dùng. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của các
cơ quan, tổ chức tham gia công tác bảo vệ quyền
người tiêu dùng, khuyến khích thành lập và giới
thiệu các tổng đài, số điện thoại nóng, các trang
tin và các văn phòng bảo vệ người tiêu dùng nhằm
tăng cường kết nối, cập nhật các thông tin về Luật
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Tiếp nhận và
giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng; Tổ chức
các hội thảo và tăng cường các hoạt động tuyên
truyền đa dạng, thiết thực khác về quyền của người
tiêu dùng giúp họ nhận thức rõ hơn về quyền của
mình và cách thức hợp tác với các cơ quan chức
năng để giải quyết quyền lợi của mình. Quan trọng
hơn, người tiêu dùng cũng cần nhận thức đầy đủ
về quyền và nghĩa vụ của mình, vượt qua tâm lý
ngại khiếu nại, ngại thủ tục, thời gian giải quyết
lâu, chi phí cao.
Về phía DN, các DN cần đề cao đạo đức kinh
1...,59,60,61,62,63,64,65,66,67,68 70,71,72,73,74,75,76,77,78,79,...95
Powered by FlippingBook