Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 11-2015 - page 55

57
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
Những phương thức quản lý ngân sách tiên tiến
Ở các nước có nền kinh tế phát triển thường áp
dụng các phương thức quản lý ngân sách nhà nước
(NSNN) như sau:
Thứ nhất, quản lý chi tiêu NSNN theo kết quả đầu ra.
Với phương thức này, việc xây dựng và phân bổ
dự toán ngân sách phải có mối liên hệ chặt chẽ giữa
mức dự toán ngân sách dự kiến sẽ cấp với việc thực
hiện mục tiêu, qua đó sẽ đạt được một kết quả đầu
ra. Phương thức quản lý này cũng đòi hỏi những
thay đổi trong khuôn khổ luật pháp, thể chế, cách
thức xây dựng và điều hành kế hoạch ngân sách
cũng như văn hóa quản lý theo hướng đảm bảo
trách nhiệm giải trình về kết quả hoạt động. Điển
hình như:
- Cộng hòa Liên bang Đức,
từ năm 2000, thông qua
Ủy ban Ngân sách của Quốc hội Liên bang, nước này
đã thí điểm thực hiện. Dự án thử nghiệm độ tin cậy
và tác dụng của ngân sách dựa trên sản phẩm đầu ra
như là một công cụ điều hành định hướng đầu ra.
Ngân sách dựa trên đầu ra được coi như một Phụ
lục cho kế hoạch ngân sách và nó có tác dụng cung
cấp cho các nhà quản lý, các nghị sĩ những thông tin
định hướng đầu ra. Việc điều hành ngân sách theo
định hướng kết quả đầu ra được xây dựng trên các
điều luật nguyên tắc cơ bản, điều luật ngân sách Liên
bang, quy định điều hành ngân sách thông qua kết
quả được định nghĩa cả về số lượng và chất lượng.
Tham gia dự án thí điểm này có 6 cơ quan của Liên
bang Đức: Cục Thông tin báo chí, Trường Cao đẳng
quản lý công, Cục Thống kê, Cục Giao thông đường
bộ, Cục Đường sắt, Phòng Hải quan và Thuế tiêu thụ
trực thuộc Cục Thuế Hamburg. Ở cấp bang, phương
thức điều hànhmới trên được thí điểm tại bangHessen
với cơ chế khoán chi dựa trên kết quả, trong đó bao
gồm: Phân cấp và gắn trách nhiệm chuyên môn với
trách nhiệm tài chính, định hướng theo mục tiêu và
hoạt động của cơ quan hành chính, cải cách ngân sách
và kế toán…
Các đơn vị được giao nhiệm vụ xác định rõ ràng
về trách nhiệm, kinh phí và thẩm quyền để thực hiện
theo một hệ thống phân cấp trách nhiệm cho đơn vị
đó trong khuôn khổ tài chính của mình và với khối
lượng kết quả quy định trước tự quyết định việc sử
dụng kinh phí phù hợp nhu cầu về thời gian, bản
chất và về nguyên tắc không vượt quá khuôn khổ
tài chính cho phép. Khi lập kế hoạch gắn với đầu ra,
kế hoạch ngân sách bao gồm kế hoạch công việc, kế
hoạch kết quả và kế hoạch tài chính. Quyết toán ngân
sách được thực hiện trên cơ sở chế độ kế toán kép có
tính toán chi phí và hiệu quả thông qua quyết toán
kết quả, tài sản và tài chính được bổ sung trên báo
cáo về công việc.
- NewZeland,
Chính phủ nước này đã tập trung
vào vấn đề hiệu quả hoạt động của các tổ chức
công từ cuối thập kỷ 80, với việc xác định rõ hơn
trách nhiệm đối với chi phí và kết quả hoạt động
cuối cùng. Kinh nghiệm của NewZealand gắn
việc phân bổ ngân sách với việc xác định cụ thể
các nhóm đầu ra tương đồng về cấp độ, trong đó
các đầu ra thuộc cùng một nhóm phải tương đồng
về bản chất hoặc đồng nhất; có đầy đủ thông tin
về chất lượng, số lượng, thời gian, chi phí cho đầu
ra để đủ phục vụ việc ra quyết định; có sự ràng
KINHNGHIỆMQUẢN LÝ NGÂN SÁCH CỦAMỘT SỐNƯỚC
PGS., TS. TRẦN THỊ LAN HƯƠNG
- Đại học Bách khoa Hà Nội
Quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước hiệu quả là một trong những yêu cầu quan trọng
hàng đầu của bất kỳ chính phủ nào nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt,
trong điều kiện nguồn thu ngân sách ngày càng khó khăn, nhu cầu chi ngày càng lớn, tình
trạng bội chi ngân sách thường xuyên… thì việc phác họa một số kinh nghiệm quản lý, sử
dụng ngân sách ở một số nước sẽ cho những bài học có thể tham khảo.
1...,45,46,47,48,49,50,51,52,53,54 56,57,58,59,60,61,62,63,64,65,...70
Powered by FlippingBook