Tạp chí Tài chính kỳ 2 số tháng 5-2016 - page 17

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2016
15
Đổi mới toàn diện đơn vị sự nghiệp công lập
Sau gần 10 năm thực hiện Nghị định số 43/2006/
NĐ-CP, trên cơ sở tổng kết đánh giá kết quả đạt được
cũng như những bất cập phát sinh, ngày 14/2/2015
Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP.
Nghị định này đã thể hiện rõ mục tiêu đổi mới toàn
diện các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy mạnh việc
giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn
vị đồng bộ cả về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ
máy, nhân sự và tài chính.
Theo đó, trong hoạt động chi đầu tư và chi thường
xuyên, các đơn vị được chủ động sử dụng các nguồn
tài chính được giao tự chủ, bao gồm nguồn thu từ
hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, nguồn thu phí
theo quy định được để lại chi và nguồn thu hợp
pháp khác, để chi thường xuyên. Cụ thể:
Đối với đơn vị tự chủ tài chính cao:
Đối với các nội
dung chi đã có định mức chi theo quy định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào khả năng
tài chính, đơn vị được quyết định mức chi hoạt
động chuyên môn, chi quản lý cao hơn hoặc thấp
hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành và quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ
của đơn vị. Các nội dung chi chưa có định mức chi
theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi
cho phù hợp theo mức độ được tự chủ tài chính của
từng loại đơn vị sự nghiệp công lập và theo quy chế
chi tiêu nội bộ.
Các đơn vị tự chủ tài chính thấp:
Căn cứ vào nhiệm
vụ được giao và khả năng nguồn tài chính, đơn vị
được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn,
chi quản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
Ngoài ra, để tạo điều kiện khuyến khích các đơn
vị tự chủ toàn diện về chi thường xuyên và chi đầu
tư, Nghị định cho phép các đơn vị chủ động xây
dựng danh mục các dự án đầu tư, báo cáo cơ quan
có thẩm quyền phê duyệt.
Cùng với đó, đơn vị sự nghiệp công được vay
vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước hoặc được hỗ
trợ lãi suất cho các dự án đầu tư sử dụng vốn vay
của các tổ chức tín dụng theo quy định. Căn cứ
yêu cầu phát triển của đơn vị, Nhà nước xem xét
bố trí vốn cho các dự án đầu tư đang triển khai,
các dự án đầu tư khác theo quyết định của cấp có
thẩm quyền.
Bên cạnh đó, các đơn vị sự nghiệp công được
chủ động thực hiện các hoạt động chi tiền lương
và thu nhập tăng thêm. Khi Nhà nước điều chỉnh
tiền lương cơ sở, đơn vị tự bảo đảm chi thường
xuyên và chi đầu tư. Đơn vị tự bảo đảm chi thường
xuyên phải tự bảo đảm tiền lương tăng thêm từ
nguồn thu của đơn vị; NSNN không cấp bổ sung;
đối với đơn vị chưa tự bảo đảm chi thường xuyên
và đơn vị được Nhà nước bảo đảm chi thường
xuyên, chi tiền lương tăng thêm từ các nguồn theo
quy định, bao gồm cả nguồn NSNN cấp bổ sung
(nếu thiếu).
Đối với phần thu nhập tăng thêm, các đơn vị
được chủ động sử dụng Quỹ bổ sung thu nhập để
thực hiện phân chia cho người lao động trên cơ sở
BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONGĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG
ĐƠNVỊ SỰNGHIỆP CÔNG LẬP
ThS. NGUYỄN HỒNG HẠNH, ThS. NGUYỄN MINH THỦY
- Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, tất cả các thành phần kinh tế đều phải tiến hành đổi mới
và cải cách để nâng cao năng lực cạnh tranh. Không n m ngoài xu thế đó, các đơn vị sự nghiệp công lập
cũng đang trên lộ trình đổi mới toàn diện. Ngày 14/2/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định 16/2015/
NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Cơ chế, chính sách này tạo bước đột phá mới
đối với hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công, tạo điều kiện cho đơn vị sự nghiệp công phát triển mạnh
mẽ hơn, giảm áp lực tài chính đối với ngân sách nhà nước.
Từ khóa: Sự nghiệp công lập, năng lực cạnh tranh, tự chủ tài chính, vốn tín dụng, doanh nghiệp.
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...135
Powered by FlippingBook