TÀI CHÍNH -
Tháng 8/2015
51
Sức ép thiếu hụt nguồn vốn
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội TP. Hà Nội đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030, Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng
kinh tế bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 12-13%/
năm, thời kỳ 2016-2020 đạt khoảng 11-12%/năm
và khoảng 9,5%-10%/năm thời kỳ 2021-2030.
GDP bình quân đầu người đạt 4.100-4.300 USD
vào năm 2015; đạt khoảng 7.100-7.500 USD vào
năm 2020 và tăng lên 16.00 – 17.000 USD vào năm
2030 (tính theo giá trị thực tế). Đến năm 2015, tỷ
trọng dịch vụ chiếm 54-55%, công nghiệp – xây
dựng chiếm 42-43%, nông nghiệp là 3-4%. Năm
2020, khu vực dịch vụ chiếm 55,5-56,5%, công
nghiệp – xây dựng chiếm 41-42% và nông nghiệp
là 2-2,5%. Quy mô dân số Hà Nội đến năm 2015
đạt 7,2-7,3 triệu người. Tỷ lệ lao động qua đào
tạo đạt trên 55% vào năm 2015 và năm 2020 đạt
70-75%; phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ:
Tài chính – ngân hàng, bưu chính – viễn thông,
khoa học – công nghệ, y tế, giáo dục – đào tạo,
tư vấn, vận tải; tập trung phát triển nhanh một
số ngành, sản phẩm công nghiệp có tính chất dẫn
đường như: Công nghệ thông tin, công nghệ vật
liệu mới, công nghiệp điện tử, cơ khí chính xác,
công nghiệp dược, hóa mỹ phẩm…
Triển khai thực hiện mục tiêu trên, TP. Hà Nội
đã thông qua đề án quy hoạch chung xây dựng
thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050. Đề án dự kiến tổng vốn đầu tư xây dựng hạ
tầng kỹ thuật từ nay đến năm 2050 là 90 tỷ USD.
Khung hạ tầng chiếm từ 40-50% tổng vốn. Được
biết, để tạo động lực phát triển thành phố 10 năm
tới, trong giai đoạn 2010-2020, TP. Hà Nội đầu
tư tổng kinh phí khoảng 30,7 tỷ USD xây dựng
các công trình hạ tầng kỹ thuật khung (hệ thống
giao thông, cấp thoát nước, xử lý chất thải rắn…),
trong đó, giao thông chiếm 56% tổng vốn đầu tư.
Dự kiến đến năm 2030, kinh phí xây dựng hạ tầng
kỹ thuật khung sẽ bổ sung thêm gần 29 tỷ USD,
trong đó phần chi cho giao thông là 12,9 tỷ USD.
Như vậy, tổng kinh phí xây dựng hạ tầng khung
từ 2010-2030 sẽ vào khoảng 60 tỷ USD.
Nguồn vốn để thực hiện các hạng mục này, chủ
yếu là nội lực thông qua khai thác quỹ đất, tài sản
công thuộc sở hữu Nhà nước và thu hút vốn từ
các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, thông
qua đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực đầu tư
vào các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã
hội. Các nguồn huy động khác nữa là vốn ngân
sách nhà nước, vốn FDI và vốn vay ODA. Kết quả
huy động vốn thời gian qua, tuy đã trực tiếp góp
phần vào sự phát triển, tạo ra diện mạo mới của
Thủ đô sau mở rộng địa giới hành chính nhưng
sức ép về thiếu hụt nguồn vốn cũng như trong cân
đối vốn, đòi hỏi nhiều nỗ lực và trách nhiệm của
tất cả các cấp, ngành, địa phương, đơn vị và từng
công dân Thủ đô trong thời gian tới. Bởi thực tế,
cơ chế đổi đất lấy hạ tầng chỉ phù hợp với dự án
quy mô nhỏ, tầm nhìn ngắn hạn. Với nhu cầu vốn
chỉ cho hạ tầng trong vòng 20 năm tới ước tính cả
trăm tỷ USD, thì triển vọng giải pháp này là rất
hạn chế, do sự eo hẹp nguồn quỹ đất sạch dự trữ;
do quy mô và tính thanh khoản của thị trường bất
động sản Thủ đô; nguy cơ gia tăng sự hoang phí,
nạn đầu cơ, tham nhũng và bong bóng bất động
GIẢI BÀI TOÁNVỐNĐẦUTƯ
CHOQUYHOẠCHTHỦĐÔ
NGUYỄN THỊ HẠNH
Kết quả huy động vốn đầu tư cho quy hoạch Thủ đô thời gian qua đã trực tiếp góp phần vào
sự phát triển, tạo ra diệnmạo mới của Thủ đô saumở rộng địa giới hành chính. Tuy nhiên,
dự kiến tổng nguồn vốn cho quy hoạch Thủ đô từ nay đến năm 2050 là rất lớn, hơn 90 tỷ
USD. Để giải bài toán về vốn đầu tư cho quy hoạch Thủ đô, đòi hỏi nhiều nỗ lực và trách
nhiệm chung tay của tất cả các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị và từng công dân Thủ đô.