K1 T3 - page 21

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
23
Ngân hàng Nhà nước không có sự lựa chọn dễ
dàng để giảm tình trạng đô la hóa, giảm quy mô
nợ công cũng như nợ xấu, từ đó giảm lãi suất và
kích thích tăng trưởng cũng như lạm phát.
Nếu cho phép huy động và cho vay bằng
ngoại tệ, tình trạng đô la hóa sẽ không thể giải
quyết triệt để, nhất là trong bối cảnh đồng USD
trên thế giới có xu hướng tăng giá dưới tác động
của việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) thắt
chặt tiền tệ. Mặc dù, một số doanh nghiệp có
thể vay được USD với mức lãi suất thấp, nhưng
nhiều doanh nghiệp khác sẽ phải vay VND với
lãi suất cao bởi lượng cung VND trên thị trường
sẽ giảm khi nguồn cung USD tăng. Đó là chưa kể
việc găm giữ USD thường đi kèm với các cuộc
đầu cơ (chuyển đổi VND sang USD và ngược
lại) khiến cho tỷ giá và lãi suất trở nên bất ổn.
Bởi vậy, việc Ngân hàng Nhà nước vẫn kiên trì
với chính sách trần lãi suất tiền gửi bằng USD
ở mức 0%, đồng thời đảm bảo sự ổn định của
tỷ giá VND/USD vẫn là chiến lược hợp lý, bởi
nó sẽ khiến nhiều người nắm giữ USD sẽ nản
lòng, lượng USD găm giữ trong nền kinh tế sẽ
giảm dần, người dân và doanh nghiệp sẽ nắm
giữ VND nhiều hơn với kỳ hạn dài hơn để gửi
vào các ngân hàng thương mại, từ đó tạo điều
kiện cho việc giảm lãi suất huy động và cho vay
bằng VND. Tất nhiên, chiến lược này đòi hỏi
tương đối nhiều thời gian.
Về giảm thâm hụt ngân sách và nợ công, mặc
dù các tác động về dài hạn là tích cực khi khiến
áp lực vay và trả nợ giảm trong tương lai, nhưng
trong ngắn hạn, đầu tư công và tăng trưởng kinh
tế có thể phải chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Vấn đề khó khăn nhất để giảm thâm hụt
NSNN và nợ công là phải cắt giảm bộ máy và
chi thường xuyên, từ đó có thêm nguồn lực cho
đầu tư. Giải pháp này gặp nhiều khó khăn.
Về xử lý nợ xấu, bên cạnh những bất cập liên
quan đến các quy định pháp lý cho việc mua bán,
chuyển đổi sở hữu đối với tài sản thế chấp, vấn
đề nguồn lực cũng rất quan trọng. Nợ xấu là một
khoản thiệt hại. Nếu xử lý theo nguyên tắc thị
trường, các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và
người gửi tiền tiết kiệm sẽ phải chịu thiệt hại.
Phương án thứ hai là ngân sách nhà nước
đứng ra gánh trách nhiệm đối với các khoản
thiệt hại. Trong bối cảnh nợ công đang tiến sát
mức trần 65% GDP, phương án này khó khả thi
về mặt nguồn lực. Hơn nữa, việc sử dụng tiền
thuế của dân để xử lý nợ xấu cũng gây phản ứng
trong xã hội và Chính phủ đã tuyên bố không áp
dụng phương án này.
Trong thời gian tới, phương án có tính khả
thi hơn cả là Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn
cho các ngân hàng thương mại đã mua với giá 0
đồng để xử lý nợ xấu. Nếu phương án này được
áp dụng, nợ xấu sẽ giảm và tạo điều kiện cho
việc giảm lãi suất huy động cũng như lãi suất
cho vay. Triển vọng lạm phát đạt mức mục tiêu
4%, vì thế, sẽ khả quan hơn.
Tài liệu tham khảo
1. ADB. Key Indicators for Asia and the Pacific 2016;
2. Ngân hàng Thế giới,
;
3. Nguyễn Đức Độ, Xu hướng lạm phát năm 2017, Tạp chí Tài chính,
số 1+2/2017, trang 63-66;
4. Tổng cục Thống kê, Chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá vàng và chỉ số
giá đô la từ tháng 1/2008 đến tháng 2/2017.
Hình 2: Mức lãi suất thực và lạm phát GDP tại Việt Nam
giai đoạn 2001-2015 (%)
Nguồn:
1...,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20 22,23,24,25,26,27,28,29,30,31,...94
Powered by FlippingBook