K1 T3 - page 17

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
19
hiện dịch vụ gồm: Tiền thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao,
vật tư thay thế để thực hiện dịch vụ (bao gồm cả chi
phí bảo quản, hao hụt theo định mức được cơ quan
có thẩm quyền quy định); Tiền điện, nước, nhiên liệu,
xử lý chất thải, vệ sinh môi trường trực tiếp để thực
hiện dịch vụ; Duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế
công cụ, dụng cụ trực tiếp sử dụng để thực hiện các
dịch vụ; Chi phí chi trả phụ cấp thường trực, chi phí
chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật.
(ii) Giai đoạn 2014-2017: Tính một phần chi phí về
tiền lương; tiền công, phụ cấp đặc thù; một phần khấu
hao tài sản; chi phí của bộ phận gián tiếp.
(iii) Từ năm 2018: Tính đủ chi phí thực hiện dịch vụ
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 16/2015/
NĐ-CP thì giá dịch vụ sự nghiệp công (bao gồm dịch
vụ khám bệnh, chữa bệnh sử dụng ngân sách nhà
nước) thực hiện điều chỉnh theo lộ trình năm 2016 –
2020 theo hướng từng bước kết cấu đủ chi phí vào giá
dịch vụ. Cụ thể: (i) Đến năm 2016, tính đủ chi phí tiền
lương, chi phí trực tiếp (chưa tính chi phí quản lý); (ii)
Đến năm 2018, tính đủ chi phí tiền lương và chi phí
quản lý (chưa tính kế hoạch tài sản cố định); (iii) Đến
năm 2020, tính đủ chi phí tiền lương + Chi phí quản lý
+ Chi phí kế hoạch tài sản cố định.
Để tạo điều kiện cho các đơn vị tự chủ về tài chính
nhanh hơn, tại Điều 10 Nghị định số 16/2015/NĐ-CP
cũng đã quy định căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn
vị sự nghiệp công lập được thực hiện trước lộ trình giá
dịch vụ sự nghiệp công.
Như vậy, so với lộ trình quy định tại Nghị định
số 85/2012/NĐ-CP thì lộ trình Nghị định số 16/2015/
NĐ-CP cho phép điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh,
chữa bệnh một cách thận trọng hơn (thời gian để tính
đủ chi phí vào giá dài hơn 02 năm) nhưng cũng tạo cơ
chế linh hoạt cho phép đơn vị đi trước lộ trình.
Triển khai thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch
vụ khám bệnh, chữa bệnh tại Nghị định số 18/2012/
NĐ-CP và Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, theo thẩm
quyền quy định tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Luật
BHYT, Bộ Y tế đã chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính
và các Bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành các
Thông tư, Thông tư liên tịch quy định giá dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, giá dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh BHYT tại các bệnh viện cùng hạng
trên toàn quốc. Theo đó, từ năm 2012 đến nay, giá
dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã từng bước được
điều chỉnh gắn với việc bảo đảm chất lượng dịch
vụ khám bệnh, chữa bệnh, khả năng chi trả của quỹ
BHYT, ổn định kinh tế - xã hội, mục tiêu kiểm soát lạm
phát của từng năm. Cụ thể: Từ năm 2014, liên Bộ ban
hành Thông tư liên tịch số 10/2014/TTLT-BYT-BNV-
BTC-BLĐTBXH ngày 26/02/2014, trong đó quy định
mức tối đa phụ cấp thường trực, phụ cấp phẫu thuật,
thủ thuật được cộng vào giá dịch vụ khám bệnh chữa
bệnh tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh của Nhà nước.
Tuy nhiên, đến nay chỉ có một số ít địa phương ban
hành mức phụ cấp cụ thể được cộng vào giá dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh.
Năm 2015, thực hiện quy định tại khoản 20 Điều 1
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, Bộ
Y tế đã chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính
và các Bộ, ngành liên quan xây dựng, ban hành Thông
tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 19/10/2015
quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn
quốc. Mức giá cụ thể tại Thông tư liên tịch số 37/2015/
TTLT-BYT-BTC bao gồm các khoản chi phí: Chi phí
trực tiếp (Chi phí về thuốc, dịch truyền, hóa chất, vật
tư tiêu hao, vật tư thay thế; Chi phí về điện, nước,
nhiên liệu, xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; Chi
phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị, mua thay thế công cụ,
dụng cụ)…
Giá dịch vụ khámbệnh, chữa bệnh BHYT quy định
tại Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC chỉ
áp dụng cho đối tượng khám bệnh, chữa bệnh BHYT
(hiện nay khoảng 80% dân số đã tham gia BHYT) nên
việc thực hiện mức giá tại thông tư này chỉ tác động
đến đối tượng khám chữa bệnh BHYT, không tác
động đến người khám chữa bệnh chưa có thẻ BHYT.
Vì vậy, khi thực hiện giá khám chữa bệnh BHYT theo
Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC sẽ có tác
động khá lớn đến Quỹ BHYT và Chỉ số giá tiêu dùng;
người khám chữa bệnh BHYT thuộc đối tượng đồng
chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh BHYT chỉ phải
trả thêm phần chi phí đồng chi trả của phần giá tăng
thêm (cao nhất là 20% của phần giá tăng thêm).
Để hạn chế tác động của việc điều chỉnh giá dịch vụ
khám bệnh, chữa bệnh đến đời sống nhân dân, Liên
Bộ Tài chính và Y tế đã thống nhất quy định việc áp
dụng mức giá tại Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-
BYT-BTC theo lộ trình 2 bước: Bước 1: Thực hiện mức
giá bao gồm chi phí trực tiếp, phụ cấp thường trực,
phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật được thực hiện từ ngày
01/03/2016; Bước 2: Thực hiệnmức giá bao gồm các chi
phí tại Bước 1 nêu trên cộng thêm chi phí tiền lương,
được thực hiện từ ngày 01/7/2016; thời điểm cụ thể do
Bộ Y tế xem xét, quyết định.
Trong quá trình điều hành, Bộ Y tế đã chủ động
phối hợp với Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà
nước, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan tính
toán phương án điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa
bệnh bao gồm tiền lương (mức giá của Bước 2) tại các
địa phương để báo cáo Thủ tướng Chính phủ thống
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...94
Powered by FlippingBook