K1 T3 - page 12

14
Quản lý, điều hành giá cả thị trường năm 2017
tục ban hành các chính sách kiềm chế lạm phát và
ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở
mức hợp lý.
Thứ ba,
nguồn cung hàng hóa trong nước, đặc
biệt là về lương thực - thực phẩm, khá dồi dào, đảm
bảo không xảy ra biến động lớn về giá. Giá lương
thực - thực phẩm ổn định giúp kiềm chế lạm phát,
nhất là trong điều kiện của Việt Nam khi nhóm
hàng lương thực - thực phẩm hiện chiếm tỷ trọng
lớn (gần 40%) trong rổ hàng hóa tính chỉ số CPI.
Những khó khăn và thách thức
Tuy có nhiều điều kiện thuận lợi, song để đạt
được chỉ tiêu lạm phát năm 2017 dưới 4% là không
mấy dễ dàng, bởi nền kinh tế nước ta vẫn đang phải
đối diện với không ít khó khăn và thách thức.
Thứ nhất,
mặc dù lạm phát từ năm 2014 đến nay
luôn dưới 5%, song từ năm 2016 có xu hướng tăng
mạnh (từ 1,84% năm 2014 và 0,63% năm 2015 lên
4,74% năm 2016). Nếu không có các biện pháp kiểm
soát chặt chẽ, lạm phát có thể sẽ quay trở lại.
Thứ hai,
cùng với chỉ tiêu lạm phát năm 2017
dưới 4%, Quốc hội cũng đưa ra chỉ tiêu tăng
trưởng GDP năm 2017 khá cao, là 6,7%. Trong
điều kiện Việt Nam chưa chuyển đổi hoàn toàn
mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang
chiều sâu, để đạt mức tăng trưởng đó, chính sách
tiền tệ phải có sự điều chỉnh và nới lỏng nhất định
để hỗ trợ tăng trưởng GDP. Cụ thể, tăng trưởng
tín dụng năm 2017 có thể lên đến 20%, cao nhất từ
2011 đến nay. Cung tiền M2 có thể đạt mức 20%.
Tăng trưởng tín dụng và cung tiền khá cao sẽ tạo
sức ép lên lạm phát, như đã từng xảy ra trong giai
đoạn 2004-2010.
Thứ ba,
giá điện, dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục
năm 2017 tiếp tục tăng theo lộ trình sẽ đẩy chỉ số
CPI tăng.
Thứ tư,
bội chi ngân sách khá cao (trên 5%) và liên
tục trong nhiều năm tạo sức ép rất lớn lên lạm phát.
Thứ năm,
giá hàng hóa thế giới (đặc biệt là các
hàng hóa đầu vào cho nền kinh tế Việt Nam), saumột
thời gian khá dài tăng thấp, thậm chí giảm, được dự
báo sẽ tăng trở lại năm 2017. Việt Nam hiện là nền
kinh tế gia công xuất khẩu dựa trên nhập khẩu phần
lớn nguyên phụ liệu, linh phụ kiện và máy móc thiết
bị. Giá hàng hóa thế giới tăng được nhập khẩu vào
Việt Nam cũng đã đẩy giá trong nước tăng theo...
Giải pháp kiểm soát lạm phát
Xét từ những đặc điểm của lạm phát ở Việt Nam
cũng như các yếu tố thuận lợi và thách thức trong
việc thực hiện mục tiêu kiềm chế CPI dưới 4%, bài
viết xuất một số giải pháp để kiểm soát lạm phát
năm 2017.
Thứ nhất,
tiếp tục chính sách kiềm chế lạm
phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Để đảm bảo kiểm
soát lạm phát dưới 4%, đồng thời phục hồi tăng
trưởng kinh tế ở mức 6,7% trong năm 2017, cần
tiếp tục thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát
và ổn đinh kinh tế vĩ mô được thực hiện từ năm
2011 đến nay. Đồng thời, kết hợp thực hiện các
chính sách phục hồi tăng trưởng như: hỗ trợ
doanh nghiệp vượt qua khó khăn, nới lỏng chính
sách tiền tệ và chính sách tài khóa (đầu tư công) ở
mức độ nhất định.
Trong dài hạn, để đảm bảo kiểm soát lạm phát
và duy trì kinh tế vĩ mô ổn định, đồng thời phục
hồi tăng trưởng kinh tế, đặc biệt cần mạnh mẽ tái cơ
cấu kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo
chiều rộng (dựa trên mở rộng đầu tư và tín dụng, sử
dụng lao động giản đơn giá rẻ, khai thác tài nguyên,
xuất khẩu nguyên liệu thô, gia công xuất khẩu) sang
mô hình tăng trưởng theo chiều sâu (dựa trên trình
độ công nghệ cao, năng suất lao động cao, nhân lực
trình độ cao, kỹ năng quản trị hiện đại, xuất khẩu
sản phẩm giá trị gia tăng cao).
Thứ hai,
phối hợp tốt các bộ, ngành, địa phương
trong điều hành giá. Theo đó, cần có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các bộ, ngành liên quan (Bộ Công
Thương, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào
tạo) và các địa phương (nơi được trao thẩm quyền
tăng giá dịch vụ y tế, giáo dục trên địa bàn) để kiểm
soát chặt chẽ việc tăng giá điện, giá dịch vụ y tế
và dịch vụ giáo dục theo lộ trình, tránh hiện tượng
cộng hưởng đẩy giá cả tăng vọt.
Thứ ba,
kiểm soát tốt cơ cấu và chất lượng tín
dụng. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2017
tương đối cao (khoảng 20%) để hỗ trợ tăng trưởng
kinh tế, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện các
biện pháp giám sát chặt chẽ, nhằm đảm bảo tín
dụng được đưa vào sản xuất – kinh doanh và tránh
không đổ quá mức vào các lĩnh vực mang tính đầu
cơ, tiềm ẩn nhiều rủi ro và dễ trở thành bong bóng,
gây sức ép đẩy giá cả lên cao, như bất động sản và
chứng khoán...
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội năm 2017 của Kỳ họp thứ 2 Quốc
hội khóa XIV;
2. Luật Phí và lệ phí và Nghị định số 149/2016/NĐ-CP ngày 11/11/2016
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày
14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Giá;
3. Tổng cục Thống kê, “Báo cáo thống kê hàng năm”.
1...,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11 13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,...94
Powered by FlippingBook