K2 T4 - page 20

19
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.
Bên cạnh đó, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
16/1/2017 của Bộ Chính trị, nêu rõ mục tiêu đến
năm 2020, ngành Du lịch cơ bản trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát
triển kinh tế-xã hội; có tính chuyên nghiệp, có
hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng
bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao,
đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn
hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong
khu vực.
Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, Việt Nam
thu hút được từ 10-10,5 triệu lượt khách du lịch
quốc tế (tăng trưởng hàng năm đạt 7,6%), đáp ứng
được 48 triệu lượt khách nội địa (tăng trưởng đạt
5,3% hàng năm). Doanh thu từ du lịch đến năm
2020 sẽ tăng đến 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5 - 7%
GDP vào năm 2020, thu hút 42,5 tỷ USD vốn đầu
tư, tăng nguồn cung buồng lưu trú lên đến 580.000
buồng; Tăng tổng số lao động trong ngành du lịch
lên hơn 3 triệu lao động (trong đó có 870.000 lao
động trực tiếp), đảm bảo phát triển du lịch sẽ góp
phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Việt
Nam, cải thiện cuộc sống cho người dân; Phát
triển du lịch xanh, gắn hoạt động du lịch với giữ
gìn và phát huy các giá trị tài nguyên, bảo vệ môi
trường, đảm bảo các dự án phát triển du lịch phải
tuân thủ luật môi trường...
Tuy nhiên, Nghị quyết số 08-NQ/TW cũng
thẳng thắn đánh giá, ngành Du lịch nước ta còn
một số hạn chế, yếu kém. Du lịch phát triển chưa
tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng
của xã hội. Sản phẩm du lịch chưa thực sự hấp
dẫn và có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh chưa
cao; Chất lượng dịch vụ du lịch chưa đáp ứng yêu
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
Thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,
ngày 3/8/2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
ban hành Quyết định số 2714/QĐ-BVHTTDL
phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản
phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định
hướng đến năm 2030”. Đây là văn bản hoạch
định hướng đi căn bản của ngành Du lịch với
tầm nhìn dài hạn theo quan điểm, mục tiêu và
giải pháp chiến lược.
Mục tiêu tổng quát của Đề án là đến năm 2020,
du lịch Việt Nam cơ bản trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ
sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại;
sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có
thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc,
cạnh tranh được với các nước trong khu vực và
thế giới; Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở
Để DU LỊCHVIỆT NAM
TRỞTHÀNHNGÀNHKINHTẾMŨI NHỌN
ThS. Mai Anh Vũ
– Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
Đối với nhiều nước trên thế giới, du lịch đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.
Du lịch không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo việc làm, phát triển các ngành dịch
vụ, cơ sở hạ tầng, mà còn thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa. Việt Nam đang nỗ lực phát huy lợi thế triển
khai đồng bộ nhiều giải pháp để biến du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Từ khóa: Du lịch, kinh tế mũi nhọn, giao lưu văn hóa, dịch vụ
In many countries in the world, tourism has
become one of the key economic sectors.Tourism
not only brings great revenues to the economy,
creates jobs, develops service sectors and infra-
structure, but also promotes peace and cultural
exchange.Vietnam is also trying to bring the ad-
vantage into play to implement many solutions
to turn tourism into a key economic sector of the
country.
Keywords: tourism, key economic sectors, cultur-
al exchange, services
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30,...118
Powered by FlippingBook