K2 T4 - page 19

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2017
18
đáp ứng đúng nguyện vọng và mang đến sự hài
lòng cho du khách.
-
Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch địa
phương. Ngoài việc nâng cao năng lực cạnh tranh
còn cần nâng cao chất lượng dịch vụ các khu, tuyến,
điểm du lịch đã khai thác. Khai thác những lợi thế
khác biệt để tạo nên những sản phẩm du lịch đặc
thù, từ đó hình thành các tuyến du lịch nội vùng và
liên vùng có tính hấp dẫn và cạnh tranh cao.
-
Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến và
liên kết du lịch. Cụ thể, cần tăng cường công tác
quảng bá, xúc tiến, tạo ra các sản phẩm du lịch
phù hợp với nhiều phân khúc thị trường du lịch.
Lựa chọn, tham gia có chọn lọc vào các hoạt động,
sự kiện du lịch, thành lập Quỹ Xúc tiến du lịch
quốc gia để tăng cường hơn nữa việc quảng bá
hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn
bè quốc tế; Đề xuất xây dựng những sản phẩm du
lịch mới, tăng cường xây dựng những tour, tuyến
du lịch liên vùng nhằm đa dạng hóa sản phẩm du
lịch, phối kết hợp các hoạt động du lịch giữa các
tỉnh trong vùng với các địa phương khác để du
lịch thực sự trở thành một hoạt động thông suốt,
có tính cạnh tranh cao hơn.
-
Đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực du lịch
.
Chất lượng sản phẩm du lịch phụ
thuộc nhiều vào việc cơ sở hạ tầng có được đầu tư
tốt hay không và thái độ phục vụ cũng như trình độ
của nhân viên. Vì vậy, phải chú trọng đến việc đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đào tạo nguồn nhân
lực du lịch trong đó tập trung đào tạo kỹ năng nghề
và thực hành homestay.
-
Chú trọng bảo vệ môi trường. Trong khai thác
du lịch, các cơ quan quản lý phải luôn nhấn mạnh
đến vấn đề bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh
thái tự nhiên vốn có tại các điểm du lịch; Đặt vấn
đề bảo vệ môi trường trở thành một trong những
nhiệm vụ quan trọng trong quy hoạch các đề án,
chiến lược phát triển du lịch của tỉnh và các khu,
điểm du lịch.
Tài liệu tham khảo:
1. Quyết định số 2297/QĐ-BVHTTDL, ngày 03/7/2015 về Kế hoạch hành động
thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 02/7/2015 về
tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc
đẩy phát triển du lịch;
2. Du lịch Việt Nam hội nhập, phát triển bền vững,
vn/Du-lich-Viet-Nam-hoi-nhap--phat-trien-ben-vung-2402-5767.html;
3. Lưu trú của du lịch Việt Nam phát triển theo hướng nâng cao chất lượng
văn minh, hiện đại,
-
Viet-Nam-phat-trien-theo-huong-nang-cao-chat-luong-van-minh-hien-
dai-2402-5697.html.
để quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu quả.
Dẫn tới tài nguyên du lịch thì nhiều, nhưng khai
thác bừa bãi, mới dừng ở bề nổi, khai thác cái sẵn
có chưa phát huy giá trị của tài nguyên. Sự xung
đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế và
các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công
nghệ dẫn tới một số tài nguyên du lịch bị tàn phá,
sử dụng sai mục đích... tác động tiêu cực tới phát
triển du lịch bền vững.
Tính chuyên nghiệp khi xây dựng sản phẩm
du lịch, xúc tiến quảng bá cũng chưa được nâng
cao. Sản phẩm du lịch Việt Nam vẫn chậm đổi
mới, còn nghèo nàn, đơn điệu, thiếu đặc sắc, ít
sáng tạo, còn trùng lặp giữa các vùng miền, giá trị
gia tăng hàm chứa trong sản phẩm du lịch thấp,
thiếu đồng bộ và thiếu liên kết trong phát triển
sản phẩm. Công tác xúc tiến quảng bá còn nhiều
hạn chế, chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản, chưa
hiêu qua; mơi dưng ơ quang ba hinh anh chung,
chưa tao đươc tiêng vang va sưc hâp dân đăc thu
cho tưng san phâm, thương hiêu du lịch. Kinh phí
nhà nước đầu tư còn hạn chế, cho nên chưa tạo
được hiệu ứng kích cầu đi du lịch Việt Nam tại
các thị trường mục tiêu.
Hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp cận điểm đến còn
thiếu đồng bộ. Hệ thống cơ sở vât chât ky thuât, cơ
sơ lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh nhưng
nhìn chung tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và
phong cách sản phẩm du lịch nho lẻ, vận hành chưa
chuyên nghiệp, do vậy chưa hình thành được hệ
thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu nổi
bật. Thêm vào đó, nguồn nhân lực du lịch cũng là
điểm yếu kém rất lớn. Mặc dù có nhiều cố gắng trong
công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch thời gian
qua, nhưng so với yêu cầu về tính chuyên nghiệp của
ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập, toàn cầu hóa thì
nhân lực du lịch chưa đáp ứng kịp về kỹ năng chuyên
nghiệp, hội nhập, liên kết toàn cầu.
Giải pháp phát triển bền vững Du lịch Việt Nam
Để Du lịch Việt Nam phát triển bền vững và hiệu
quả, cần tập trung giải quyết những vấn đề sau:
-
Nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong bối cảnh
Việt Nam đang tích cực tham gia vào quá trình toàn
cầu hóa như gia nhập WTO, Cộng đồng kinh tế
ASEAN, đàm phán ký kết các hiệp định thương mại
tự do… ngành Du lịch Việt Nam đứng trước những
cơ hội và thách thức không nhỏ, đòi hỏi phải nâng
cao năng lực cạnh tranh. Một trong những cách tiếp
cận để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Du
lịch Việt Nam là nghiên cứu xu hướng nhu cầu của
du khách để tạo ra những sản phẩm mới, hấp dẫn,
1...,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18 20,21,22,23,24,25,26,27,28,29,...118
Powered by FlippingBook