K2 T4 - page 22

21
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
rủi ro xảy ra. Thành phần chính của tầng này là các
hình thức bảo hiểm. Nhóm chính sách này dựa trên
nguyên tắc xã hội hóa (người dân đóng tiền vào
quỹ và hưởng chế độ khi có rủi ro). Do đó, tầng này
đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp
tới ngân sách quốc gia.
Ba là,
những chính sách và chương trình khắc
phục rủi ro: Đây là tầng cuối cùng của lưới ASXH
được thiết kế nhằm trợ giúp và cứu trợ những thành
viên trong xã hội mà không tự khắc phục được thiệt
hại của rủi ro, những đối tượng thiệt thòi, yếu thế
hoặc hẫng hụt trong cuộc sống. Tầng này bao gồm
các chính sách trợ giúp và cứu trợ xã hội nhằm giúp
những đối tượng trên có điều kiện tồn tại, có cơ hội
hòa nhập cộng đồng và ổn định cuộc sống.
Ở Việt Nam, do điều kiện lịch sử mà hệ thống
ASXH gồm 3 trụ cột, đó là: (1) Bảo hiểm xã hội ( bao
gồm cả bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp); (2)
Trợ giúp và ưu đãi xã hội; (3) Cứu trợ xã hội.
So với cách tiếp cận phổ biến trên thế giới thì hệ
thống ASXH ở Việt Nam có thêm một cấu phần đặc
thù đó là hệ thống chính sách ưu đãi xã hội nhằm
đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công
với cách mạng, với đất nước. Các chính sách phát
triển thị trường lao động tích cực, y tế cộng đồng…
thường được đề cập như một bộ phận của cấu phần
trợ giúp xã hội.
Hợp tác công - tư
trong lĩnh vực an sinh xã hội tại Việt Nam
Trong gần ba thập niên kể từ khi thực hiện công
cuộc Đổi mới, hệ thống ASXH của Việt Nam đã đạt
được nhiều thành quả tích cực: số hộ nghèo giảm từ
29% (năm 2002) xuống còn 9,64% (năm 2012); chỉ số
phát triển con người (HDI) tăng từ mức 0,683 (năm
Vài nét về hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam
Có nhiều quan điểm khác nhau về an sinh xã hội
(ASXH), song theo cách tiếp cận phổ biến nhất mà
các tổ chức quốc tế vận dụng thì hệ thống ASXH
gồm 3 hợp phần (3 tầng lưới) tương ứng theo mức
độ chủ động trong việc đối phó với rủi ro trong xã
hội.
Một là,
những chính sách và chương trình phòng
ngừa rủi ro: Đây là tầng trên cùng của hệ thống
ASXH. Chức năng chính là bao phủ và tạo ra cho
mọi thành viên trong xã hội một năng lực tự thân
nhằm phòng ngừa và đối phó hiệu quả với rủi ro về
việc làm, thu nhập. Thành phần chính của tầng lưới
ASXH này là các chương trình, chính sách về thị
trường lao động tích cực, về giáo dục sức khỏe y tế
cộng đồng và phòng ngừa thảm họa…
Hai là,
những chính sách và chương trình giảm
thiểu rủi ro: Đây là tầng thứ hai của hệ thống ASXH
được thiết lập nhằm giảm thiểu những thiệt hại khi
HỢP TÁC CÔNG - TƯ
TRONG CÔNGTÁC AN SINH XÃHỘI ỞVIỆT NAM
TS. Vương Phương Hoa
- Cao đẳng Lương thực - Thực phẩm
Trong gần ba thập niên kể từ khi thực hiện công cuộc Đổi mới, hệ thống an sinh xã hội của Việt Nam đã đạt
được nhiều thành quả tích cực, tuy nhiên, cũng phải đối mặt với nhiều thách thức như: Giảmnghèo chưa
bền vững, người thất nghiệp và thiếu việc làm còn nhiều, nguồn lực thực hiện an sinh xã hội còn hạn chế và
chủ yếu dựa vào ngân sách. Những thách thức này đã tạo một động lực mạnhmẽ nhằm thúc đẩy hợp tác
công - tư (PPP) trong lĩnh vực an sinh xã hội ở Việt Nam.
Từ khóa: Hợp tác công tư, an sinh xã hội, thất nghiệp, ngân sách
For almost three decades since the Renova-
tion, the social welfare system of Vietnam has
achieved many positive results but also faced
many challenges such as: The unsustainable
poverty reduction;the high rate of unemployed
and underemployed; The limited resources for
social welfare and based budget. These chal-
lenges have created a strong motivation for
promoting public-private partnerships (PPP) in
the field of social welfare in Viet Nam.
Keyword: Promoting public-private
partnerships, social welfare, jobless, budget
1...,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21 23,24,25,26,27,28,29,30,31,32,...118
Powered by FlippingBook