K2 T4 - page 16

15
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020;
Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham
nhũng, lãng phí; Kết luận Hội nghị Trung ương
5 (khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng
phí; Nghị quyết 21/2009/NQ-CP ngày 12/5/2009
ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống tham
nhũng đến năm 2020… Trong đó nêu rõ: Cần đẩy
mạnh thanh tra, kiểm tra của cấp trên đối với cấp
dưới, bảo đảm mọi hoạt động đều chịu sự thanh
tra, kiểm tra của Chính phủ; Tăng cường tính
độc lập và chịu trách nhiệm của cơ quan thanh
tra; Đổi mới phương thức hoạt động của cơ quan
thanh tra theo hướng cơ quan theo cấp hành chính
chuyển mạnh sang thực hiện chức năng giám sát,
đánh giá hành chính và tăng cường thanh tra việc
thực hiện chức trách, nhiệm vụ công vụ, thực hiện
pháp luật về phòng, chống tham nhũng, cơ quan
theo ngành, lĩnh vực tập trung vào thanh tra, kiểm
tra việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân; tăng cường hiệu lực thi hành các
kết luận của cơ quan...
Hội nhập và toàn cầu hóa tạo điều kiện để Thanh
tra Tài chính hợp tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm
với các tổ chức, cơ quan của các nước tiên tiến trên
thế giới về công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh
vực tài chính. Bên cạnh đó, cũng thu hút được
nguồn vốn tài trợ của nước ngoài để tăng cường
năng lực tổng thể cho Thanh tra Bộ Tài chính.
Nắm bắt được tinh thần chỉ đạo của Đảng và
Nhà nước trong thời kỳ
mới, Thanh tra Tài chính
đã có những sự thay đổi,
điều chỉnh thích hợp trong
tổ chức bộ máy, công việc
nhằm đẩy mạnh công tác
thanh tra, kiểm tra đối
với các cấp trong lĩnh vực
tài chính. Nhận thức “Sức
mạnh của thương hiệu (uy
tín) là nền tảng cho sự tồn tại
và phát triển”, Thanh tra Tài
chính đã xây dựng cho mình
các chiến lược cụ thể cũng
như đặt ra các tiêu chí cụ thể
trong quá trình triển khai
thực hiện nhiệmvụ chính trị,
đó là “chuyên nghiệp, minh
bạch, hiện đại”:
đáng của tổ chức, cá nhân và góp phần duy trì trật
tự, kỷ cương xã hội.
Nghị định số 82/2012/NĐ-CP ngày 9/10/2012
của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Thanh
tra Tài chính có hiệu lực thi hành kể từ ngày
25/11/2012. Các quy định đề cập trong Nghị định
82/2012/NĐ-CP là cơ sở pháp lý quan trọng cho
việc triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ công
tác thanh tra ngành Tài chính, đáp ứng yêu cầu
công tác quản lý của ngành Tài chính trong giai
đoạn hiện nay. Các tổ chức Thanh tra Tài chính và
cơ quan thực hiện chức năng thanh tra tài chính
được thành lập từ Trung ương đến cấp huyện.
Nghị định quy định, cơ quan thanh tra nhà nước
là Thanh tra Bộ Tài chính và Thanh tra Sở Tài
chính; các cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành ở cấp Tổng cục, Cục thuộc
Bộ Tài chính gồm: Tổng cục Thuế; Tổng cục Hải
quan; Tổng cục Dự trữ Nhà nước; Kho bạc Nhà
nước; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Cục Quản
lý, giám sát bảo hiểm. Ở cấp Cục thuộc Tổng cục
gồm: Cục Thuế; Cục Hải quan; Cục Dự trữ Nhà
nước khu vực; Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương trực thuộc Kho bạc
Nhà nước. Ở cấp Chi cục có chi cục Thuế…
Nâng cao vai trò, vị trí củaThanh traTài chính
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến kiện
toàn tổ chức, hoạt động của ngành Thanh tra và
đã đề ra nhiều chủ trương, định hướng chỉ đạo về
vấn đề này. Cụ thể như: Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết 48/2005/NQ/TW
ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược
Hình 1: Sơ đồtổ chức thanhtra ngànhTài chính hiện nay
Nguồn: Bộ Tài chính
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20,21,22,23,24,25,26,...118
Powered by FlippingBook