K2 T4 - page 24

23
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Để thúc đẩy hợp tác công tư
trong lĩnh vực an sinh xã hội tại Việt Nam
Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà
nước luôn khuyến khích xã hội hóa công tác
ASXH. Để các chủ trương đó đi vào cuộc sống
cũng như việc thúc đẩy PPP trong lĩnh vực
ASXH, cần tập trung thực hiện một số giải pháp
cơ bản sau:
-
Hoàn thiện khung pháp lý nhằm tạo cơ hội tối
đa trong việc tham gia của khu vực tư nhân vào các
dự án ASXH. Theo đó, Nhà nước quy định rõ các
lĩnh vực ưu tiên PPP, hình thức PPP, các điều kiện
tham gia của doanh nghiệp, thẩm định chất lượng
thực nhiện các dự án; hình thức và điều kiện thanh
toán…
-
Các bộ, ngành, địa phương cần tạo một cơ chế
cởi mở, minh bạch và bình đẳng cho các nhà đầu tư
tham gia vào các dự án sử dụng ngân sách nhà nước
(hay vốn ODA). Các tiêu chuẩn kỹ thuật, hình thức
đầu tư, thủ tục đấu thầu, xét duyệt cũng như thông
tin dự án khác cần được công khai trên website của
bộ, ngành hay địa phương.
-
Ngành Kế hoạch Đầu tư cần thiết lập bộ phận
chuyên trách quản lý cũng như cung cấp thông tin
thống nhất, đầy đủ về các dự án PPP trên toàn quốc.
-
Các dự án ASXH thường có độ rủi ro cao, Nhà
nước cần có cơ chế hỗ trợ và tạo điều kiện cho các
nhà đầu tư về thủ tục hành chính, về vốn, giải phóng
mặt bằng.
-
Đa dạng hóa các hình thức bảo hiểm xã hội nhất
là bảo hiểm tự nguyện. Chỉ có đa dạng hóa các hình
thức bảo hiểm mới tạo cơ hội để khu vực tư nhân
tham gia một cách hiệu quả và không làm thâm hụt
quỹ bảo hiểm của Nhà nước.
-
Thiết lập cơ chế giám định và đánh giá hợp lý
nhằm giám sát các dự án một cách hiệu quả, nhất là về
chất lượng công trình và chất lượng dịch vụ.
Cuối cùng, các cơ quan ngôn luận, truyền thông
đại chúng cần tăng cường tuyên truyền rộng rãi về
chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực ASXH. Đẩy
mạnh tuyên truyền về công tác ASXH sẽ thu hút
được sự đầu tư nhiều hơn của xã hội vào các dự án
ASXH, nhất là các dự án có quy mô nhỏ gắn sát với
cộng đồng…
Tài liệu tham khảo:
1. Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh: Vấn đề ASXH với phát triển kinh
tế - xã hội ở Việt Nam;
2. Nguyễn Trọng Đoàn, 2015: Hoàn thiện chính sách ASXH phù hợp với phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước;
3. TS. Đặng Kim Chung: Mô hình hợp tác xã công tư trong lĩnh vực ASXH.
trẻ em; gia đình và bình đẳng giới: trợ giúp xã hội
cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Phòng
chống tệ nạn xã hội.
Một số tồn tại, thách thức
Mặc dù, có nhiều tiềm năng và cơ hội nhưng thực
tế tồn tại khá nhiều thách thức để khu vực tư nhân
có thể tham gia hoạt động trong lĩnh vực ASXH.
Trong thời gian tới, PPP trong lĩnh vực ASXH sẽ
phải đối mặt với những thách thức cơ bản sau:
Khuôn khổ pháp lý chưa đầy đủ:
Đây có thể coi là
trở ngại lớn nhất đối với việc thúc đẩy PPP trong
lĩnh vực ASXH. Đảng và Nhà nước luôn có chủ
trương xã hội hóa để thu hút mọi nguồn lực trong
xã hội vào công tác ASXH. Mới đây, Chính phủ ban
hành Nghị định 24/2011/NĐ-CP sửa đổi một số điều
của Nghị định 108/2009/NĐ-CP khẳng định các hệ
thống cung cấp nước sạch; hệ thống thoát nước; hệ
thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải; các công
trình hạ tầng y tế, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, văn
hóa, thể thao là những lĩnh vực đầu tư được khuyến
khích PPP. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có văn bản
hướng dẫn cụ thể nào cho cơ chế PPP trong lĩnh vực
ASXH. Hệ quả là các doanh nghiệp tư nhân không
dám mạo hiểm đầu tư.
Lĩnh vực an sinh có thời gian thu hồi vốn lâu và ẩn
chứa nhiều rủi ro:
Các dự án ASXH luôn ẩn chứa
nhiều rủi ro và khả năng thu hồi vốn chậm hơn
các lĩnh vực truyền thống của PPP (xây dựng cầu,
đường; phát triển năng lượng). Rất ít dự án an sinh
có nguồn thu trực tiếp từ đối tượng thụ hưởng, nếu
có thu cũng không nhiều. Do đó, lĩnh vực này ít hấp
dẫn các nhà đầu tư tư nhân.
Thiếu sự bảo trợ mạnh mẽ của Chính phủ đối
với các dự án an sinh do tư nhân thực hiện:
Bất kỳ
nhà đầu tư nào cũng quan tâm đến thời gian thu
hồi vốn và những rủi ro tiềm ẩn. Trong lĩnh vực
ASXH cả hai yếu tố này đều bất lợi với nhà đầu
tư. Do thiếu khuôn khổ pháp lý nên chính quyền
địa phương và các đơn vị chủ trì dự án thường
không dám cam kết hay có những hành động
bảo lãnh cho doanh nghiệp khi đối mặt với thách
thức, rủi ro.
Cơ chế “xin-cho” hạn chế khả năng tham gia
hiệu quả của khu vực tư nhân. Do thiếu khung
pháp lý nên các chủ dự án ASXH không thực sự
bình đẳng và minh bạch trong việc lựa chọn nhà
đầu tư. Nhiều dự án được thực hiện theo cơ chế
BT hoặc ký kết hợp đồng dịch vụ được tiến hành
với các doanh nghiệp “sân sau”. Sự thiếu bình
đẳng này làm tăng chi phí và nản lòng các nhà
đầu tư tư nhân.
1...,14,15,16,17,18,19,20,21,22,23 25,26,27,28,29,30,31,32,33,34,...118
Powered by FlippingBook