K2 T4 - page 14

13
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
tư thỏa đáng để để thu hút được sự quan tâm của
các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào
phát triển mạnh ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm
đảm bảo tạo ra nguồn cung nội địa cho phần lớn
các linh phụ kiện cho ngành công nghiệp lắp ráp,
đáp ứng nhu cầu nguyên phụ liệu cho ngành công
nghiệp chủ lực.
Đồng thời, tăng cường sự liên kết giữa các DN
trong quá trình sản xuất, cung ứng sản phẩm. Từ đó
giảm phụ thuộc vào nhập khẩu khiến cho giá thành
sản phẩm hàng hoá của Việt Nam giảm đi, tăng mức
độ hàm lượng xuất xứ Việt Nam trong hàng hoá đạt
yêu cầu được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu để có
cạnh tranh được khi xuất khẩu hàng hoá sang thị
trường AEC với sản phẩm cùng loại của các nước
thành viên AEC.
Bên cạnh đó, cần có chính sách khuyến khích
hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ
phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ thông qua
việc quy định các mức ưu đãi về các loại thuế,
hỗ trợ kinh phí, hỗ trơ về tiền thuê đất… đối với
từng trường hợp cụ thể. Khuyến khích ứng dụng
và chuyển giao công nghệ trong sản xuất công
nghiệp hỗ trợ phù hợp với chính sách: quy định
những biện pháp thúc đẩy đối với các hoạt động
ứng dụng và chuyển giao công nghệ cụ thể, các ưu
đãi về thuế, phí, hỗ trợ kinh phí... Tập trung đầu
tư hỗ trợ, phát triển nhân lực cho các ngành công
nghiệp hỗ trợ.
Tóm lại, việc chuyển dịch cơ cấu hàng hoá xuất
khẩu, ngành nghề sản xuất nhằm đáp ứng tiêu
chuẩn xuất xứ hàng hoá ASEAN cần theo hướng
nâng cao được mức độ gia công, chế biến hàng hoá
qua sự chuyển đổi về mã số thuế hoặc đáp ứng
được những tiêu chí công đoạn gia công, chế biến
cụ thể của hàng hoá hoặc hàm lượng giá trị khu vực
theo từng nhóm hàng cụ thể. Làm được điều đó sẽ
giúp cho việc tăng khả năng cạnh tranh của hàng
hoá Việt Nam khi xuất khẩu, từ đó góp phần giảm
nhập siêu trong dài hạn nhất là đối với các đối tác
chủ yếu trong AEC khi giai đoạn hội nhập sâu hơn
sẽ bắt đầu trong những năm tới.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Công Thương (2016), Tận dụng ưu đãi trong hiệp định thương mại tự do
ASEAN- Úc- Niu Di Lân để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam, NXB
Công Thương, Hà Nội 2015;
2. Bộ Công Thương (2017), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016, Hà Nội;
3. Hà Văn Hội (2013), “Tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN và những tác động
đến thương mại quốc tế của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và kinh doanh, tập
29, số 4(2013)44-53.
cần được rà soát lại để tăng cường sử dụng nguyên
liệu trong nước, hoặc nhập khẩu nguyên liệu của
các nước thành viên AEC để thay thế các nước ngoài
AEC nhằm đáp ứng tốt nhất các quy định về xuất
xứ hàng hoá tận dụng được lợi ích ưu đãi của AEC
để tăng kim ngạch xuất khẩu.
Đối với ngành công nghiệp hỗ trợ là các ngành
công nghiệp sản xuất vật liệu, phụ tùng, linh kiện,
phụ kiện để cung cấp cho ngành công nghiệp sản
xuất, lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm
của công nghiệp hỗ trợ là các loại vật liệu, phụ
tùng, linh kiện mang tính chất bán thành phẩm,
được sản xuất để cung cấp cho khâu lắp ráp, sản
xuất sản phẩm hoàn chỉnh tới tay người tiêu dùng.
Công nghiệp hỗ trợ phát triển đem lại nhiều lợi
ích cho quốc gia, các ngành kinh tế và các DN:
giúp tiết kiệm ngoại tệ nhập khẩu các nguyên liệu
đầu vào cho sản xuất, giúp các doanh nghiệp và
ngành kinh tế chủ động không bị lệ thuộc vào
nguồn cung từ nước ngoài, đảm bao hàng xuất
khẩu được hưởng các ưu đãi thuế quan theo các
FTA do đáp ứng yêu cầu về hàm lượng xuất xứ
trong sản phẩm xuất khẩu…
Do đó, công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ là tiền
đề cho việc phát triển các ngành công nghiệp của
Việt Nam trong tương lai và giúp cho doanh nghiệp
tận dụng hiệu quả ưu đãi từ các FTA nói chung,
AEC nói riêng. Đây là kinh nghiệm của Thái Lan và
Malaysia đã thực hiện trong những năm trước đây.
Thực tế hiện nay ngành công nghiệp hỗ trợ của nước
ta kém phát triển đã làm cho hiệu quả xuất khẩu
một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực thấp (hàng dệt
may, da giày, hàng điện tử). Khoảng 70-80% nguyên
phụ liệu của ngành dệt may và da giày Việt Nam
phải nhập khẩu từ Trung Quốc. Khi phụ thuộc quá
nhiều vào nguyên phụ liệu nhập khẩu sẽ làm cho
giá thành sản phẩm xuất khẩu cao kém sức cạnh
tranh, thêm vào đó là không đáp ứng được các tiêu
chí xuất xứ hàng hoá, vì vậy hiệu quả thu được từ
xuất khẩu thấp.
Nhà nước cần có nhiều chính sách ưu tiên đầu
tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ cụ thể là: Cần có
chiến lược và kế hoạch tổng thể, có chính sách đầu
Công nghiệp hỗ trợ phát triển sẽ là tiền đề cho
việc phát triển các ngành công nghiệp của Việt
Nam trong tương lai và giúp cho doanh nghiệp
tận dụng hiệu quả ưu đãi từ các FTA nói chung,
AEC nói riêng.
1...,4,5,6,7,8,9,10,11,12,13 15,16,17,18,19,20,21,22,23,24,...118
Powered by FlippingBook