K2 T4 - page 28

27
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
là phải tính đến nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sản
xuất, kinh doanh trong nước như: yếu tố dân số,
tài nguyên, môi trường văn hóa - xã hội và các hệ
thống pháp lý - chính trị. Như vậy, vấn đề không
chỉ nằm trong tiêu chuẩn về khoa học, mà còn nằm
trong tiêu chuẩn hành vi, về đặc điểm văn hóa - xã
hội của công nghệ.
-
Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương
với nhau trong việc tiếp nhận CGCN. Việc phối hợp
này nhằm khắc phục những cản trở trong quá trình
nhập công nghệ như: vốn ít, thông tin ít, lực lượng
tư vấn ít, sự độc quyền của bên ngoài.
-
CGCN phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội.
Nghĩa là, việc CGCN một mặt phải đảm bảo mục
tiêu trước mắt, mặt khác phải đảm bảo thực hiện
mục tiêu lâu dài.
-
Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động CGCN theo
hướng hình thành cơ chế mới phù hợp với cơ chế thị
trường với đặc thù của hoạt động CGCN và yêu cầu
chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao tính tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân
hoạt động CGCN.
-
Cần đẩy mạnh đổi mới cơ chế và chính sách
kinh tế - xã hội, tạo nhu cầu ứng dụng thành tựu
KHCN vào sản xuất và đời sống; Tạo lập môi
trường pháp lý cho hoạt động của thị trường công
nghệ; Cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, thu
hút công nghệ mới; Phát triển các tổ chức trung
gian, môi giới trên thị trường công nghệ.
-
Phát triển hệ thống thông tin quốc gia về
các hoạt động CGCN. Nhà nước cần tăng cường
đầu tư, nâng cấp, hiện đại hóa các cơ sở thông tin
về hoạt động CGCN và các thành tựu ứng dụng
KHCN hiện có; Xây dựng và phát triển các hệ
thống thông tin KHCN quốc gia liên thông quốc
tế; Xây dựng cơ chế, chính sách đa dạng hóa nguồn
vốn đầu tư cho hoạt động CGCN, khuyến khích
các DN đầu tư đổi mới công nghệ; Thu hút nguồn
vốn FDI, sử dụng viện trợ phát triển chính thức
đầu tư cho phát triển KHCN; Khuyến khích thành
lập quỹ phát triển KHCN và quỹ đầu tư mạo hiểm
có vốn ngân sách nhà nước.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Vân Anh, Lê Vũ Toàn, Đàm Quang (2012). Bàn về thuật ngữ “Thị
trường khoa học”, “thị trường công nghệ” và “thị trường KH&CN”. Tạp chí
Hoạt động Khoa học, Bộ KH&CN, ISSN 1859 – 4794, số 641, tr. 50 – 54;
2. TS. Nguyễn Thị Vân Anh “Bàn về sửa đổi Luật CGCN tiếp cận từ so sánh với
Luật KH&CN”;
3. Nghị định 133/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2008 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật CGCN.
thành tựu mới của KHCN, từ đó đổi mới công nghệ
sản xuất, nâng cao khả năng canh tranh của sản
phẩm, trình độ tay nghề của người lao động và năng
suất lao động được nâng lên.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động
CGCN còn tồn tại một số hạn chế như: Số lượng và
quy mô các dự án FDI vào Việt Nam là chưa nhiều,
các luồng và đối tượng không đa dạng; Tính cạnh
tranh của sản phẩm trên thương trường quốc tế còn
yếu, do hầu hết công nghệ sử dụng trong dự án FDI
là công nghệ đã và đang được sử dụng phổ biến ở
chính quốc; Ý thức thực hiện luật pháp trong CGCN
là thấp, các quy định về điều kiện ràng buộc chưa
tạo thành rào cản…
Nguyên nhân có nhiều nhưng tựu chung là do
cơ chế quản lý kinh tế chưa tạo môi trường thuận
lợi cho hoạt động CGCN; Đầu tư phát triển KHCN
còn hạn hẹp; CGCN trong điều kiện đổi mới công
nghệ còn lẻ tẻ, thiếu quy hoạch và chiến lược; Năng
lực tiếp nhận công nghệ của DN Việt Nam còn yếu;
Trình độ thẩm định công nghệ còn nhiều bất cập,
dẫn đến tình trạng nâng giá công nghệ quá mức,
gây thiệt hại trước mắt và lâu dài cho phía Việt Nam.
Để phát triển tiềm lực khoa học
và công nghệ nhất quán, đồng bộ
Bối cảnh trên đặt ra yêu cầu, Việt Nam phải thực
sự chú ý đến vấn đề cải thiện môi trường vĩ mô, hoàn
thiện khuôn khổ pháp luật, đổi mới, cải tiến thủ tục
hành chính liên quan đến CGCN; Có chính sách đầu
tư phát triển công nghiệp; Tăng cường các hoạt động
đánh giá, thẩm định công nghệ; Tạo sự gắn kết giữa
DN, nhà nước và tổ chức nghiên cứu KHCN. Cụ thể:
-
Thực hiện đa dạng các hoạt động CGCN (bao
gồm cả đối tượng, luồng chuyển giao, nội dung lẫn
hình thức) từ nước ngoài vào Việt Nam.
-
Phát huy năng lực nội sinh để nâng cao hiệu
quả CGCN. Muốn vậy, ngoài chú trọng đến năng
lực nội sinh của các địa phương và các vùng miền
trong cả nước, cần phải chú trọng cả việc nhập công
nghệ và phát triển công nghệ nội sinh, từng bước
nâng cao tiềm lực nghiên cứu và phát triển của các
DN Việt Nam.
-
CGCN phải được đặt trong một quy hoạch,
chiến lược gắn với chính sách đổi mới. Một mặt,
các DN phải tự mình xây dụng các chiến lược kinh
doanh, mặt khác, Nhà nước cần lấy các chiến lược
và việc thực hiện chiến lược của DN làm cơ sở để
xem xét các vi phạm về CGCN.
-
Phải “lựa chọn công nghệ phù hợp” trong
hoạt động CGCN. Công nghệ thích hợp có nghĩa
1...,18,19,20,21,22,23,24,25,26,27 29,30,31,32,33,34,35,36,37,38,...118
Powered by FlippingBook