K2 T4 - page 13

TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2017
12
Trước hết, để vận dụng tốt những quy định về
xuất xứ, đặc biệt là các quy định xuất xứ cụ thể với
hàng hoá có mức độ yêu cầu về hàm lượng giá trị
khu vực (RVC) hay chuyển đổi mã số hàng hoá
(CTC) thì Việt Nam cần phải có sự gia tăng về mức
độ giá trị tăng thêm của hàng hoá xuất khẩu tại Việt
Nam. Vì vậy, cần nghiên cứu, đánh giá một cách
toàn diện các ngành hàng để xác định được những
lợi thế của từng ngành hàng. Từ đó đưa ra các giải
pháp đồng bộ tăng cường đầu tư, đẩy mạnh chuyển
dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hợp lý theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng
nhanh tỷ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị
tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, các sản phẩm chế
tạo, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Đây là
nhóm các sản phẩm hàng hoá đòi hỏi áp dụng các
tiêu chí về mức độ gia công chế biến cao hay hàm
lượng giá trị RVC (40). Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu
sản xuất công nghiệp cả về ngành kinh tế kỹ thuật,
vùng và giá trị mới, tăng hàm lượng khoa học công
nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa trong sản phẩm. Tập
trung phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều
sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương
hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trong chuỗi giá
trị toàn cầu.
Đối với những ngành gia công, chế biến, lắp ráp,
như: dệt may, da giày, điện tử, gỗ... trong những
năm qua có sự tăng trưởng cao. Tuy nhiên, giá trị
gia tăng của sản phẩm chưa cải thiện nhiều, chủ yếu
vẫn thực hiện theo hình thức gia công, lắp ráp với
tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị chưa đạt yêu cầu
phát triển, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vẫn
phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ các nước ngoài
AEC là chủ yếu, vì vậy việc đáp ứng các quy định về
xuất xứ hàng hoá của AEC là rất khó khăn. Do đó,
C
ộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ra đời
vào 31/12/2015 tiếp nối phát triển những
kết quả đạt được của khu vực tự do hoá
thương mại ASEAN lên một mức mới và đây được
xem là một trong những cơ hội vàng cho các doanh
nghiệp (DN) Việt Nam nhằm vươn ra thị trường
ASEAN đầy tiềm năng. Cơ hội này đòi hỏi các DN
một mặt phải chủ động nắm bắt, tích cực tìm hiểu
thông tin và những quy định áp dụng trong AEC,
trong đó có các quy định liên quan đến quy tắc
xuất xứ hàng hoá theo hiệp định ATIGA. Mặt khác,
các DN rất cần có sự hỗ trợ của nhà nước thông
qua các chính sách về chuyển dịch cơ cấu hàng
hoá xuất khẩu và ngành nghề sản xuất để đáp ứng
được những quy định này.
Chuyểndịch cơ cấu
hàng xuất khẩuViệt Namtrong AEC
ThS. Nguyễn Hoàng Tuấn
- Học viện Tài chính
Trong nhiều năm qua, trao đổi thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và các nước ASEAN luôn ở tình trạng
nhập siêu. Trong đó có nguyên nhân từ việc hàng hoá Việt Nam thiếu sức cạnh tranh do chưa đáp ứng
được những điều kiện về xuất xứ hàng hoá để hưởng thuế quan ưu đãi ASEAN. Để khắc phục tình trạng này
cần những giải pháp mạnh từ phía nhà nước. Bài viết phân tích và đưa một số giải pháp để chuyển dịch cơ
cấu hàng hoá xuất khẩu, ngành nghề sản xuất nhằm đáp ứng tiêu chí xuất xứ hàng hoá ASEAN.
Từ khoá: AEC, xuất xứ hàng hoá, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, ưu đãi thuế quan
Over the past years, trade in goods between
Vietnam and ASEAN has always been in a
trade deficit. This is caused by the fact that
Vietnamese goods are not competitive because
they do not meet the conditions of goods
origin in order to enjoy ASEAN preferential
tariffs. In order to overcome this situation,
strong solutions from the government are
needed. The article focuses on analyzing and
introducing the main solution for the state
to shift the structure of export goods and
production lines in order to meet the ASEAN
origin criteria.
Key words: AEC, origin of goods, the export
structure
1...,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,...118
Powered by FlippingBook