K2 T4 - page 18

17
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Nam cũng rất phong phú và đa dạng. Các đặc điểm
đa dạng về cấu trúc địa hình biển và hải đảo, đồng
bằng, đồi núi, cao nguyên đã làm cho lãnh thổ Việt
Nam đa dạng, phong phú về cảnh quan và các hệ
sinh thái có giá trị cao cho phát triển du lịch, đặc
biệt là hệ sinh thái biển, hệ sinh thái sông hồ, hệ
sinh thái rừng, hang động. Thêm vào đó, với lịch sử
hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, tài nguyên
du lịch nhân văn của Việt Nam cũng rất phong phú.
Trong số khoảng 40.000 di tích lịch sử trên khắp
miền đất nước, có hơn 2.500 di tích đã được Nhà
nước công nhận và xếp hạng.
Ngoài những lợi thế trên, Việt Nam còn là nước
có chế độ chính trị ổn định, có nguồn nhân lực dồi
dào. Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của
Nhà nước cũng tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế
đối ngoại trong đó có du lịch phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng trên,
hiện nay, ngành Du lịch Việt Nam còn gặp không
ít khó khăn và thách thức như: Trong giai đoạn
đầu của sự phát triển, điểm xuất phát của du lịch
Việt Nam quá thấp so với các nước trong khu
vực. Khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam
cũng còn rất hạn chế trước sự cạnh tranh gay gắt
của du lịch trong khu vực và thế giới. Trong khi
đó, công tác quản lý môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội tại nhiều điểm du lịch còn yếu kém
và chưa được coi trọng. Công tác quản lý điểm
đến chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Tình
trạng mất vệ sinh, an ninh, trật tự tại các điểm du
lịch vẫn thường xuyên xảy ra. Tình trạng taxi dù,
hiện tượng chèo kéo, bán hàng rong, lừa đảo, ép
khách du lịch vẫn thường xuyên diễn ra ở nhiều
địa phương, nhất là mùa cao điểm...
Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên du lịch chưa
được thống kê, đánh giá, phân loại và xếp hạng
Tiềm năng và thách thức
đối với phát triển du lịch Việt Nam
Với những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý kinh tế
và chính trị, Việt Nam có rất nhiều thuận lợi để phát
triển du lịch. Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh
thổ Việt Nam vừa gắn liền với lục địa vừa thông ra
đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về
đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ và
hàng không. Đây là tiền đề rất quan trọng trong việc
mở rộng và phát triển du lịch quốc tế.
Việt Nam là đất nước có tiềm năng lớn về du lịch.
Ngoài những danh thắng đã được UNESCO công
nhận là di sản văn hoá thế giới như: Vịnh Hạ Long,
Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Vườn
quốc gia Phong Nha- Kẻ Bảng... Việt Nam còn thu
hút khách du lịch nước ngoài với hàng loạt địa điểm
du lịch sinh thái kéo dài khắp ba miền Tổ quốc.
Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Việt
Giải pháp thúc đẩy
ngànhDu lịchViệt Namphát triểnbềnvững
Đoàn Thị Diệp Uyển, Lưu Khánh Cường -
Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều coi trọng phát triển du lịch. Ở Việt Nam, du lịch được coi là
xu hướng tất yếu và là đầu tàu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngành “công nghiệp không khói”
mang về một nguồn thu không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, chặng đường phát triển của
ngành Du lịch nước ta vẫn còn đối diện nhiều thách thức cần phải vượt qua.
Từ khóa: Du lịch, hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp không khói, nền kinh tế
At present, most countries in the world
make priorities on tourism development.In
Vietnam, tourism is considered aninevitable
trend and playsa leadership rolein the process
of international economic integration.The
“smoke-free industry” brings considerable
revenuesfor the Vietnamese economy but the
development of Vietnam’s tourism industry
still faces many challenges to overcome.
Keywords: tourism, international economic inte-
gration, the smoke-free industry, economy
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20,21,22,23,24,25,26,27,28,...118
Powered by FlippingBook