TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 23

22
QUẢN LÝ CÁC LOẠI TIỀN ẢO, TIỀN ĐIỆN TỬ
không phải là tiền tệ thuần túy. Tiền mã hóa không
được đảm bảo giá trị bằng tài sản hữu hình mà đơn
thuần chỉ là do nhu cầu.
- Tiền mã hóa khó được kiểm soát. Khi sai sót xảy
ra, hệ thống phát sinh lỗi, giao dịch thất bại hoặc
tiền mã hóa của nhà đầu tư bị hack thì không ai
đứng ra xử lý và bảo vệ họ.
- Sự biến động giá của tiền mã hóa tạo ra môi
trường cho hoạt động lừa đảo đa cấp. Theo đó, tội
phạm lừa đảo có thể kêu gọi góp vốn với việc đảm
bảo nhà đầu tư luôn có lợi tức cao, lấy của người sau
trả cho người trước.
- Giao dịch tiền mã hóa có thể dùng để hỗ trợ cho
hoạt động tội phạm như rửa tiền, buôn bán ma túy,
tài trợ khủng bố, mại dâm, buôn bán người và vũ
khí bất hợp pháp.
Thứ hai,
các rủi ro tiềm ẩn của công nghệ tạo ra
tiền mã hóa.
- Rủi ro về an toàn bảo mật thông tin: Mặc dù
công nghệ blockchain cung cấp sự an toàn trong
giao dịch nhưng nó tiềm ẩn rủi ro đối với tài khoản
và ví đựng tiền mã hóa. Bên cạnh đó, tiền mã hóa
còn có rủi ro đối với sự an toàn mạng blockchain khi
một đối tượng nào đó kiểm soát các thiết bị kết nối
trong một khoảng thời gian.
- Rủi ro về sự đồng thuận trong cộng đồng mạng:
Việc chuyển nhượng giá trị trong cơ chế blockchain
phát sinh bằng việc sử dụng cơ chế mã hóa mà theo
đó các chủ thể tham gia đồng thuận cùng cập nhật
lại trên sổ cái. Trên thực tế, có nhiều cơ chế mã hóa
được sử dụng để đạt được sự đồng thuận này. Nếu
sự đồng thuận không đạt được vì một lý do nào đó
thì sổ cái sẽ không được hoàn thiện và giao dịch
chuyển nhượng sẽ không được thực hiện.
Tại sao phải quản lý và giám sát tiền mã hóa?
Sự bùng nổ của tiền mã hóa và công nghệ chuỗi
khối (Blockchain) đang tồn tại nhiều yếu tố rủi ro:
Thứ nhất,
rủi ro đối với các giao dịch tiền mã hóa.
- Giá cả biến động rất mạnh và bất ổn. Giá cả biến
động không vì thông tin cơ sở nào, không có dữ liệu
để phân tích. Hoạt động đầu tư dựa trên tâm lý đám
đông. Điều này khởi nguồn cho “bong bóng” tài sản
có thể “vỡ” bất cứ lúc nào.
- Tiền mã hóa không phải là hàng hóa và cũng
QUẢN LÝ, GIÁMSÁT TIỀNMÃHÓA
VÀGỢIÝCHÍNHSÁCHCHOVIỆTNAM
ThS. LÊ THỊ NGỌC TÚ
- Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia *
Cuối tháng 3/2018, các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của 20 nền kinh tế lớn
nhất thế giới nhómhọp tại Argentina đã đặt vấn đề về tiềnmã hoá trong chương trình nghị sự. Có thể
thấy, rõ ràng là tiềnmã hoá hiện đang là chủ đề rất được quan tâmđối với các nhà quản lý, giámsát
tài chính toàn cầu trong bối cảnh phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ. Bài viết cập nhật
những quan điểmchính sách về quản lý, giámsát đối với tiềnmã hóa tại các nền kinh tế phát triển,
qua đó đưa ramột số gợi ý chính sách trong việc quản lý, giámsát tiềnmã hóa tại Việt Nam.
Từ khóa: Tiền mã hóa, tiền ảo, giám sát tài chính, nhà quản lý, tiền ảo Bitcoin
MANAGEMENT AND SUPERVISION OF CRYPTO CURRENCIES
AND POLICY RECOMMENDATIONS TO VIETNAM
By late March 2018, the Finance Ministers
and Banking Governors of the world 20
largest economies met in Argentina to discuss
the agenda issues of crypto currencies. This
shows that virtual currency is a hot topic for
global managers and financial supervisors in
the context of quick information technology
development. This paper updates the major
views onmanagement andsupervisiontowards
crypto currencies in developed countries and
suggests policy recommendations to Vietnam.
Keywords: Crypto currencies, virtual currencies, financial
supervision, managers, Bitcoin
Ngày nhận bài: 9/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 24/4/2018
Ngày duyệt đăng: 27/4/2018
*Email:
1...,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22 24,25,26,27,28,29,30,31,32,33,...109
Powered by FlippingBook