TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 18

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2018
17
phương tăng cường xử lý, ngăn chặn các hành vi vi
phạm pháp luật, lừa đảo liên quan đến tiền ảo.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ,
Thống đốc NHNN vừa ban hành Chỉ thị số 02/
CT-NHNN ngày 13/4/2018 về các biện pháp tăng
cường kiểm soát các giao dịch, hoạt động liên
quan tới tiền ảo. Theo đó, Thống đốc NHNN yêu
cầu các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch
vụ trung gian thanh toán không được cung ứng
các dịch vụ thanh toán, thực hiện giao dịch thẻ,
cấp tín dụng qua thẻ, hỗ trợ xử lý, thanh toán,
chuyển tiền, bù trừ và quyết toán. Bên cạnh đó,
các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ
trung gian thanh toán cần tăng cường rà soát, báo
cáo kịp thời các giao dịch đáng ngờ có liên quan
tới tiền ảo; rà soát các tổ chức, cá nhân có giao
dịch mua bán, trao đổi tiền ảo. Các tổ chức có hoạt
động xử lý giao dịch mua bán, trao đổi tiền ảo
phải có biện pháp xử lý đảm bảo tuân thủ quy
định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, chống
tài trợ khủng bố và quản lý ngoại hối.
Như vậy, có thể thấy, từ thời điểm Bitcoin mới
bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào cuối năm 2013,
NHNN đã chủ động nghiên cứu đánh giá, phân
tích về loại tiền ảo này. Tương tự như hầu hết
các quốc gia khác trên thế giới và theo pháp luật
hiện hành về ngân hàng, NHNN đã khẳng định
(ngày 27/2/2014), “Bitcoin (cũng như các loại tiền
ảo tương tự khác) không phải là tiền tệ hợp pháp
và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp
tại Việt Nam”. Như vậy, việc sở hữu, mua bán, sử
dụng bitcoin tiềm ẩn rất nhiều rủi ro vì có khả
năng bị tấn công đánh cắp, thay đổi dữ liệu hoặc
bị ngừng giao dịch, mặt khác, giao dịch Bitcoin có
tính ẩn danh cao nên có thể trở thành công cụ cho
tội phạm như rửa tiền, buôn ma túy, trốn thuế.
Đến nay, NHNN vẫn tiếp tục giữ vững quan điểm
không chấp nhận Bitcoin và các loại tiền ảo tương
tự khác là tiền tệ hợp pháp cũng như không chấp
nhận là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt
Nam. Đồng thời, NHNN tăng cường siết chặt quản
lý hoạt động giao dịch của các tổ chức tín dụng
cũng như các trung gian thanh toán, và chủ động
phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành nhằm kịp thời
phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động lợi dụng hệ
thống ngân hàng, hệ thống thanh toán để mua bán,
trao đổi, sử dụng tiền ảo làm phương tiện thanh
toán trái pháp luật.
Một số khuyến nghị đối với Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam việc chưa phân biệt rõ
được hai khái niệm “tiền điện tử” và “tiền ảo” dẫn
đến nhầm lẫn, tạo khe hở cho các tổ chức tội phạm
có những hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tài sản
liên quan đến các giao dịch tiền ảo. Về tiền điện tử,
đến nay, Việt Nam chưa có quy định riêng. Từ thực
tiễn phát sinh nhu cầu phát triển loại hình cung
ứng phát hành tiền điện tử tại Việt Nam (do đòi hỏi
cao của xu hướng phát triển công nghệ ngân hàng
trên thế giới), trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp
tục bổ sung hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý quản
lý tiền điện tử theo hướng phát triển các loại hình
phương tiện thanh toán này một cách hợp pháp.
Đề xuất đối với Chính phủ
Thứ nhất,
yêu cầu các bộ, ngành và địa phương
quán triệt Chỉ thị 10/CT-TTg trong công tác điều
hành quản lý hoạt động thuộc lĩnh vực của mình
tăng cường các biện pháp cụ thể, thiết thực và có
báo cáo kịp thời kết quả thực hiện theo các nhiệm
vụ đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Thứ hai,
giao NHNN nghiên cứu về tiền điện tử
tại Việt Nam trong đó làm rõ các khái niệm tiền điện
tử, hình thái, bản chất tiền điện tử; các điều kiện tiền
điện tử; quản trị rủi ro; bảo vệ quyền lợi và tài sản
của khách hàng; quyền và trách nhiệm của các bên
liên quan… để đề xuất khung khổ pháp lý quản lý
tiền điện tử khi đồng tiền này được thừa nhận là
hợp pháp tại Việt Nam.
Đề xuất đối với Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất,
chủ động tuyên truyền, nâng cao nhận
thức của người dân về phân biệt tiền ảo, tiền điện
tử, đồng thời tăng cường cảnh báo về những rủi
ro, nguy cơ và hệ lụy của việc người dân tham gia
mua bán, giao dịch, đầu tư, kinh doanh tiền ảo bất
hợp pháp.
Thứ hai,
tiếp tục chủ động phối hợp chặt chẽ
với các bộ, ngành nhằm kịp thời phòng ngừa, ngăn
chặn các hoạt động lợi dụng hệ thống ngân hàng, hệ
thống thanh toán để mua bán, trao đổi, sử dụng tiền
ảo làm phương tiện thanh toán trái pháp luật.
Tài liệu tham khảo:
1. Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở năm 2016 của NHNN “Tiền điện tử:
Thực tiễn và yêu cầu về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tại Việt Nam”, mã số
ĐTNH-CS.01/16, chủ nhiệm: ThS. Bùi Quang Tiên;
2. Olga S Belomyttseva (2015), Conceptual framework for the Definition and
Regulation of Virtual Currencies: International and Russian practices, Nase
Gospodarsto, 61(5), pp 32-39;
3. Andrea Borroni (2015), Bitcoins: Regulatory Patterns, Banking & Financial
Law Review;
4. Thông tin trên một số website:
;
.
vn;
...
1...,8,9,10,11,12,13,14,15,16,17 19,20,21,22,23,24,25,26,27,28,...109
Powered by FlippingBook