TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 16

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2018
15
bản của hàng hóa hay dịch vụ. Do đó, Bitcoin không
phải là hàng hóa, dịch vụ”. Bên cạnh đó, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có thông cáo báo
chí, Bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) không
phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh
toán hợp pháp khác tại Việt Nam.
Theo định nghĩa của Ngân hàng Trung ương
châu Âu (ECB) đưa ra vào năm 2012 (cũng là một
định nghĩa, cách hiểu thông dụng trên thế giới) thì:
“Tiền ảo là một loại tiền kỹ thuật số không có sự
quản lý, được phát hành bởi những người phát
triển phần mềm cũng thường là người kiểm soát hệ
thống và được sử dụng, chấp nhận thanh toán giữa
các thành viên của một cộng đồng ảo nhất định”.
Từ định nghĩa trên có thể thấy, tiền ảo gắn liền
với khái niệm cộng đồng ảo (virtual communities) –
một mạng không gian ảo mà các cá nhân tương tác
với nhau. Sự phổ biến của cộng đồng ảo trong những
năm gần đây gắn liền với những tiến bộ công nghệ
và việc sử dụng internet ngày càng nhiều trong mọi
mặt của đời sống. Trong một vài trường hợp, những
cộng đồng này tự tạo và lưu hành những đồng tiền
của riêng mình để trao đổi hàng hóa, dịch vụ mà họ
cung ứng, qua đó tạo ra chức năng phương tiện trao
đổi và đơn vị đo lường giá trị cho chính cộng đồng
ảo đó. Một số loại tiền ảo phổ biến nhất hiện nay
trên thế giới ngoài đồng Bitcoin bao gồm: Litecoin
(LTC), Monero (XMR), Neo, Cardano (Ada), Ripple
(XRP), Iota (MIOTA), Bitcoin Cash.
Hiện tiền ảo có thể được chia làm 2 loại chính
bao gồm: Tiền ảo không thể quy đổi và tiền ảo có
thể quy đổi. Cụ thể:
- Tiền ảo không thể quy đổi là loại tiền được
phát hành và sử dụng trong môi trường thế giới
ảo như trong một số games online tuân theo các
nguyên tắc sử dụng riêng và không thể quy đổi ra
tiền pháp định (như USD, Euro…). Tất cả các loại
tiền ảo không thể quy đổi đều là tiền ảo tập trung
bởi lẽ chúng đều được tạo ra bởi một bên phát hành
duy nhất (nhà phát triển game) cho cả cộng đồng
sử dụng.
- Tiền ảo có thể quy đổi là loại tiền ảo có giá trị
tương đương với tiền thật và có thể chuyển đổi ra
tiền pháp định và ngược lại (như Bitcoin, Altcoins,
Litecoin, Perfect Money, Webmoney…).
Đến năm 2015, ECB đã có sự điều chỉnh đáng kể
định nghĩa về tiền ảo. Theo đó, tiền ảo là sự hiển thị
số của giá trị, không được phát hành bởi tổ chức tài
chính hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ tiền điện tử,
trong vài trường hợp tiền ảo có thể được sử dụng
thay thế cho tiền. Sự thay đổi so với định nghĩa ban
đầu về tiền ảo gồm: (i) Bỏ thuật ngữ “không được
quản lý giám sát” vì thực tế tại một số quốc gia các
quy định pháp lý đã bắt kịp đổi mới công nghệ và
giải quyết một vài khía cạnh của nó; (ii) Bỏ cụm từ
“được sử dụng và chấp nhận giữa các thành viên
của một cộng đồng ảo nào đó” để tránh hiểu nhầm.
Cần chú ý rằng, định nghĩa hiện thời của ECB về
tiền ảo bao hàm cụm từ “sự hiển thị số của giá trị”,
thuật ngữ này chưa từng biết đến trong ngữ cảnh
kinh tế trước đây, trong khi thuật ngữ ban đầu được
dựa trên khái niệm tiền điện tử. Điều này chứng tỏ
ECB đã thay đổi quan điểm về tiền ảo.
Những khác biệt cơ bản giữa tiền ảo và tiền điện tử
Hiện nay, đang có những cách hiểu chưa chính
xác về “tiền ảo” và “tiền điện tử”. Do vậy, việc phân
biệt, làm rõ hai khái niệm này giúp hiểu đúng, hành
xử phù hợp đối với hai loại tiền này. Sự khác biệt
mấu chốt giữa tiền điện tử với tiền ảo ở chỗ tiền ảo
BẢNG 1: NHỮNG ĐẶC TÍNH CỤ THỂ CỦA TIỀN ĐIỆN TỬ VÀ TIỀN ẢO ĐƯỢC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CHÂU ÂU MÔ TẢ
Đặc tính
Hệ thống tiền điện tử
Hệ thống tiền ảo
Dạng thức tiền
Dạng số
Dạng số
Đơn vị đo lường
Là đồng tiền truyền thống (như Euro, USD…) với
địa vị tiền pháp định
Là đồng tiền phát minh (như Đô la Linden, Bitcoin,…)
không có đơn vị tiền pháp định
Phạm vi chấp nhận
Được chấp nhận bởi những doanh nghiệp
không phải là nhà phát hành
Thường là trong một cộng đồng ảo nhất định
Địa vị pháp lý
Chịu sự quản lý
Không chịu sự quản lý
Người phát hành
Tổ chức tiền điện tử được thành lập,
hoạt động theo quy định của pháp luật
Công ty phi tài chính thuộc khu vực tư nhân
Cung tiền
Cố định
Không cố định (tùy thuộc vào quyết định
của nhà phát hành)
Khả năng được hoàn tiền
Được đảm bảo (bằng mệnh giá)
Không được bảo đảm
Chịu sự giám sát
Không
Các loại rủi ro
Chủ yếu rủi ro hoạt động
Rủi ro pháp lý, tín dụng, thanh khoản và hoạt động
Nguồn: Ngân hàng Trung ương châu Âu 2000.
1...,6,7,8,9,10,11,12,13,14,15 17,18,19,20,21,22,23,24,25,26,...109
Powered by FlippingBook