So ky 1 thang 6 - page 48

50
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
- Công tác kiểm tra trị giá hải quan trong
KTSTQ chưa được thống nhất thực hiện ở các địa
phương, công tác hướng dẫn kiểm tra chưa được
xây dựng phù hợp theo các hướng dẫn trong các
chuẩn mực kiểm toán, sự phối hợp trao đổi thông
tin giữa bộ phận thông quan và bộ phận KTSTQ
về trị giá chưa kịp thời...
- Công tác kiểm tra báo cáo quyết toán đối với
loại hàng hóa gia công cho thương nhân nước ngoài
và nguyên liệu vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng
hóa xuất khẩu chưa được thiết lập cơ sở pháp lý
rõ ràng về thẩm quyền kiểm tra của công chức hải
quan; cơ sở dữ liệu quản lý của cơ quan hải quan
không đồng nhất với cơ sở lập báo cáo quyết toán,
do đó đã tạo ra nhiều khó khăn cho công chức hải
quan khi thực hiện kiểm tra báo cáo quyết toán...
Giải pháp tăng cường
kiểm toán hải quan ở Việt Nam
Trước những yêu cầu của thương mại quốc tế đặt
ra cho công tác kiểm toán hải quan ở Việt Nam, các
giải pháp đề ra cho hoạt động kiểm toán hải quan
ở Việt Nam là cần thiết, tập trung khắc phục những
hạn chế của công tác KTSTQ ở Việt Nam trong thời
gian qua, đề ra những giải pháp mới tạo điều kiện
cho nghiệp vụ kiểm toán hải quan phát huy hơn các
kết quả đã đạt được.
Thứ nhất,
tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý kiểm
toán hải quan, làm rõ hơn một số khái niệm liên
quan đến kiểm toán hải quan và phân biệt kiểm toán
hải quan với một số hoạt động kiểm tra khác trong
các văn bản pháp luật; ban hành quy trình hướng
dẫn về nghiệp vụ kiểm toán hải quan theo các loại
hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; ban hành văn
bản quy định tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán
khi thực hiện kiểm toán hải quan theo các loại hình
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hoàn thiện các quy
định kiểm tra đối với báo cáo quyết toán về nguyên
liệu vật tư nhập khẩu và hàng hóa xuất khẩu của
loại hình sản xuất xuất khẩu và gia công quốc tế.
Thứ hai,
hoàn thiện bộ máy tổ chức kiểm toán hải
quan, phân cấp rõ tổ chức bộ máy phù hợp với loại
hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Tổ chức bộ
máy kiểm toán hải quan phải đảm bảo tính ổn định,
phù hợp với tốc độ gia tăng của khối lượng hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Thứ ba,
quy trình kiểm toán hải quan cần được cải
tiến theo hướng: Quy trình được chuẩn hóa theo ISO
trên nền ứng dụng công nghệ thông tin; quy trình được
xây dựng gắn với những quy định kiểm toán hải quan
theo các loại hình hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu.
Thứ tư,
cơ quan hải quan cần hoàn thiện sớm việc
xây dựng hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp
hỗ trợ quản lý rủi ro và kiểm toán hải quan; xác
định rõ kết cấu của hệ thống quản lý theo các phân
hệ phù hợp với các loại hình hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu.
Thứ năm
, cơ quan hải quan cần xây dựng phần
mềm quản lý việc sử dụng nguyên liệu vật tư nhập
khẩu và hàng hóa xuất khẩu của loại hình gia công
và sản xuất xuất khẩu.
Thứ sáu,
phát triển nguồn nhân lực kiểm toán
hải quan đảm bảo đáp ứng được yêu cầu cả về số
lượng và chất lượng nhằm đáp ứng được những
thách thức đặt ra cho công tác kiểm toán hải quan
trong thời gian tới.
Với các giải pháp tích cực và đồng bộ, hoạt
động kiểm tra sau thông quan của hải quan Việt
Nam sẽ được thực hiện theo đúng bản chất của
nghiệp vụ kiểm toán hải quan. Nghiệp vụ kiểm
toán hải quan của Việt Nam ngày càng phát huy
được hiệu quả của công tác kiểm tra, giúp cho
hoạt động hoạt động kiểm toán hải quan ở Việt
Nam phát triển theo hướng chuyên sâu và chuyên
nghiệp, phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán
quốc tế, đồng thời giúp cho cơ quan hải quan vượt
qua được các thách thức và khó khăn trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay, giúp cho Hải quan
Việt Nam sớm đạt được mục tiêu phấn đấu tới
năm 2020: “Hải quan Việt Nam thành một tổ chức
hiện đại, có trình độ quản lý thuộc nhóm đứng
đầu khu vực Đông Nam Á”.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
2. Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám
sát, kiểm soát hải quan;
3. Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định
về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế
nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
4. Phạm Ngọc Hữu (2005), Ứng dụng nghiệp vụ kiểm toán vào KTSTQ, Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp ngành, Tổng cục Hải quan;
5. PGS., TS Thịnh Văn Vinh, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Học viện Tài chính
“Hoàn thiện nội dung, quy trình và phương pháp kiểm toán báo cáo tài
chính sau thông quan” năm 2010.
Nội dung kiểm toán hải quan là cách thức kiểm
tra của công chức hải quan trong quá trình thực
hiện kiểm toán hải quan để đạt được mục đích
của kiểm toán hải quan. ỞViệt Nam, hoạt động
kiểm toán hải quan được triển khai với tên gọi
là kiểm tra sau thông quan.
1...,38,39,40,41,42,43,44,45,46,47 49,50,51,52,53,54,55,56,57,58,...106
Powered by FlippingBook