So ky 1 thang 6 - page 53

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
55
cũng như hiệu quả đạt được của từng mục tiêu cụ
thể đều được trình bày rõ ràng trước khi hành động.
Vì vậy, mọi hoạt động trong tổ chức đều được thực
hiện suôn sẻ, dẫn đến việc nhanh chóng đạt được
mục tiêu.
Tại Việt Nam, BSC mới được tiếp cận trong vòng
một thập kỷ gần đây, thậm chí BSC chỉ mới được
giới khoa học tiếp cận dưới góc độ lý thuyết, chưa
được vận dụng nhiều vào thực tiễn. Tại hội thảo
quốc tế “Hoạch định và triển khai chiến lược theo
Balanced Scorecard” ngày 24/10/2015 tại TP. Hồ Chí
Minh do Balanced Scorecard Institute Hoa Kỳ (BSI)
tổ chức, các chuyên gia đã nhận định có nhiều lý do
khiến DN, đặc biệt là DNNVV của Việt Nam, thất
bại trong việc ứng dụng công cụ quản trị chiến lược
đa năng nàydẫn đến việc e ngại vận dụng BSC như
thiếu công cụ đo lường và phân tích để chuyển dữ
liệu thô thành báo cáo trực quan, các nhà quản trị
chỉ chú ý đến kết quả kinh doanh, chỉ chạy theo trào
lưu mà chưa thực sự hiểu rõ về BSC, chỉ điều hành
tổ chức theo kinh nghiệm và trực giác chứ không
theo khoa học...
Nội dung của thẻ điểm cân bằng
BSC sử dụng 4 thẻ điểm mô tả các viễn cảnh về:
Tài chính; Quy trình nội bộ; Học tập và phát triển;
Khách hàng để đánh giá hiệu quả hoạt động của
một tổ chức. Nội dung mỗi thẻ điểm phải thể hiện
được bốn yêu cầu về Mục tiêu thực hiện, Thước đo
kết quả, Chỉ tiêu đo lường và Sáng kiến thực hiện.
Ý nghĩa cân bằng của mô hình thể hiện ở chỗ các
mục tiêu ngắn hạn phù hợp với mục tiêu dài hạn;
Các thước đo tài chính cân đối với thước đo phi tài
chính; Các chỉ tiêu phản ánh kết quả cân đối với
các chỉ tiêu thúc đẩy thực hiện công việc, các hoạt
động hướng ra xã hội cân đối với hoạt động hướng
vào nội bộ.
- Viễn cảnh Tài chính: Tài chính chiếm vai trò cực
kỳ quan trọng khi phản ánh hiệu quả hoạt động của
mỗi tổ chức. Tuy nhiên, việc phân tích tài chính theo
các phương pháp phân tích tài chính thông thường
chỉ phản ánh kết quả trong quá khứ mà không đưa
ra được viễn cảnh và hành động trong tương lai. Vì
vậy, BSC đưa ra viễn cảnh tài chính thông qua việc
kết hợp từng mục tiêu với kết quả đã đạt được cũng
như kết quả mong muốn đạt được. Đặc biệt, các mục
tiêu và kết quả tài chính phải được đo lường bằng
các thước đo với hệ thống các chỉ tiêu cụ thể như lợi
nhuận, doanh thu, vốn, dòng tiền hoạt động, hệ số
vòng quay hàng tồn kho…
- Viễn cảnh Khách hàng: Khách hàng luôn có tầm
quan trọng đặc biệt đối với các tổ chức, do đó việc
đáp ứng nhu cầu của họ là vấn đề luôn được các
nhà quản trị lưu tâm. Các thước đo và chỉ tiêu cụ thể
phản ánh viễn cảnh này cần chú trọng đến mức độ
hài lòng của khách hàng, giữ chân khách hàng, thu
hút khách hàng mới, khả năng khảo sát khách hàng,
lợi nhuận từ khách hàng, tỷ trọng khách hàng mục
tiêu, thị phần trong thị trường... Vì vậy, việc xây
dựng và nâng cao chỉ số hài lòng của khách hàng là
một trong những phương pháp được các nhà quản
trị đặc biệt sử dụng. Tuy nhiên, khi xây dựng chỉ số
TÀI CHÍNH
Mục tiêu
Thước đo
- Tồn tại
• Dòng tiền
- Thành công
• Tăng trưởng doanh thu hàng quý
• Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
đối với từng bộ phận.
- Tăng trưởng
• Tăng trưởng thị phần
• ROE
KHÁCH HÀNG
Mục tiêu
Thước đo
- Sản phẩm mới
• Tỷ lệ doanh thu từ sản phẩm mới
• Tỷ lệ doanh thu từ sản phẩm độc quyền
- Cung cấp sự
phản hồi
• Giaohàngđúnghẹn (do kháchhàngđánhgiá)
- Nhà cung
cấp ưu tiên
• Thị phần của nhà cung cấp chính
• Thứ hạng của các nhà cung cấp chính
-Quan hệ hợp tác
với khách hàng
• Số lần hợp tác với khách hàng
QUY TRÌNH NỘI BỘ
Mục tiêu
Thước đo
- Năng lực về công nghệ
• Quy trình sản xuất so với đối thủ
cạnh tranh.
- Mức độ thành thạo
trong sản xuất
• Vòng thời gian
• Chi phí đơn vị
• Sản lượng
- Thiết kế sản xuất
• Hiệu suất sử dụng dữ liệu
• Hiệu suất sử dụng kỹ thuật
- Giới thiệu sản phẩm mới
• Lịch trình thực tế so với kế hoạch
giới thiệu sản phẩm mới.
ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
Mục tiêu
Thước đo
- Dẫn đầu công nghệ
• Thời gian phát triển dòng sản
phẩm tiếp theo
- Học tập sản xuất
• Thời gian vận dụng thuần thục
- Sản phẩm chính
• Tỷ lệ sản phẩm đạt 80% doanh thu
- Thời gian ra thị trường
• Thời gian giới thiệu sản phẩm mới
so với đối thủ cạnh tranh.
Nguồn: Robert S.Kaplan và David P.Norton (1992)
1...,43,44,45,46,47,48,49,50,51,52 54,55,56,57,58,59,60,61,62,63,...106
Powered by FlippingBook