So ky 1 thang 6 - page 50

52
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
cáo kết quả hoạt động kinh doanh là không phù
hợp với thông lệ quốc tế, khi các khoản lãi/lỗ bán
cổ phiếu, vốn không phải là hoạt động mang tính
thường xuyên của doanh nghiệp lại được hiểu là
hoạt động kinh doanh chủ yếu.
- VAS 3 chỉ cho phép đáng giá lại tài sản cố định
là bất động sản, nhà xưởng và thiết bị trong trường
hợp có quyết định của Nhà nước, đưa tài sản đi góp
vốn liên doanh, liên kết, chia tách, sáp nhập doanh
nghiệp và không ghi nhận phần tổn thất tài sản hàng
năm, trong khi đó, theo IAS 16, doanh nghiệp được
đánh giá lại tài sản theo nguyên tắc giá thị trường
và được xác định phần tổn thất tài sản hàng năm,
đồng thời được ghi nhận phần tổn thất này theo quy
định tại IAS 36.
- VAS 11 quy định lợi thế thương mại được phân
bổ dần trong thời gian không quá 10 năm kể từ ngày
mau trong giao dịch hợp nhất kinh doanh, trong khi
đó IFRS 3 quy định doanh nghiệp phải đánh giá giá
trị lợi thế thương mại tổn thất.
- VAS hiện thiếu một số chuẩn mực liên quan
đến các đối tượng và giao dịch đã phát sinh như:
Thanh toán bằng cổ phiếu (IFRS 02); Công cụ tài
chính (IFRS 9); Tổn thất tài sản (IAS 19); Các khoản
tài trợ của Chính phủ (IAS20); Nông nghiệp (IAS
41); Phúc lợi cho nhân viên (IAS 36)....
Gần đây, có một số nghiên cứu được thực hiện
nhằm xác định mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực
kế toánViệt Nam với chuẩn mực kế toánquốc tế.
Kết quả của một nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ
hòa hợp giữa VAS với IAS/IFRS liên quan đến 10
chuẩn mực được chọn nghiên cứu ở mức bình
quân là 68%. Theo đó, các chuẩn mực về doanh
thu và chi phí có mức đọ hòa hợp cao hơn các
chuẩn mực về tài sản. Mức hòa hợp về đo lường
(81,2%) cao hơn nhiều so với mục độ hài hòa về
khai báo thông tin (57%).
Nguyên nhân gây ra sự khác biệt
Theo các chuyên gia kế toán, có nhiều lý do để
giải thích cho sự chưa hòa hợp giữa chuẩn mực
kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế.
Trong đó, có thể chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản
gây ra những khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt
Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế, cụ thể:
Thứ nhất,
áp dụng IAS/IFRS sự không chắc chắn
rất cao bởi vì báo cáo tài chính theo IAS/IFRS sử
dụng nhiều ước tính kế toán, ví dụ như giá hợp lý
mặc dù Luật Kế toán số 88/2015/QH13 đã yêu cầu
cần sử dụng. VAS với các ước tính kế toán ít hơn và
thận trọng hơn làm hạn chế những yếu tố không
chắc chắn, tuy nhiên điều này làm giảm sự phù hợp
của thông tin trên báo cáo tài chính. Đặc điểm này
là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp và rất quan trọng đến
việc VAS chưa áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS.
Thứ hai,
nền kinh tế thị trường của Việt Nam còn
khá non trẻ và thị trường vốn của Việt Nam là một
trong những thị trường non trẻ nhất trên thế giới.
Đến nay, thị trường vốn vẫn chưa thể hiện vai trò
quan trọng trong nền kinh tế, mới chỉ trong phạm
vi quốc gia, chưa liên thông với thị trường vốn trên
thế giới. Trong khi đó, định hướng của IAS/IFRS là
xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán hoàn toàn thị
trường và thị trường vốn trên thế giới, một hệ thống
chuẩn mực kế toán phục vụ cho lợi ích chung, chất
lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn thế
giới, nhằm giúp cho những người tham gia vào thị
trường vốn khác nhau trên thế giới ra quyết định
kinh tế.
Do vậy, định hướng phát triển của VAS để phục
vụ cho các nhà đầu tư trên thị trường vốn không
mạnh như IAS/IFRS, ngoài ra nhu cầu của Việt
Nam về một hệ thống kế toán phức tạp và hợp lý
như IAS/IFRS về thị trường vốn chưa cấp bách.
Hơn nữa, ở Việt Nam hiện nay, nhiều đối tượng sử
dụng báo cáo tài chính chưa có nhu cầu thực sự với
thông tin tài chính chất lượng cao vì thông tin tài
chính chỉ đóng vai trò thứ yếu trong việc ra quyết
định của họ.
Thứ ba,
Việt Nam là quốc gia theo hướng điển
chế luật khác với các nước theo hướng thông luật.
Với các nước theo hướng điển chế luật, nhìn chung,
sự bảo vệ quyền cổ đông và yêu cầu tính minh bạch
của thông tin thấp hơn so với các nước theo hướng
thông luật. VAS được xây dựng phù hợp với hệ
thống luật theo hướng điển chế luật trong khi IAS/
IFRS được phát triển phù hợp với hệ thống luật của
các nước theo hướng thông luật.
Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia mà cơ sở,
nguyên tắc kế toán được quy chiếu vào chế độ kế
toán quốc gia. Theo đó, Nhà nước có vai trò kiểm
soát kế toán về phương pháp đo lường, đánh giá,
soạn thảo và trình bày báo cáo. Việc soạn thảo, ban
Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được xây
dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc
tế (IAS) và hệ thống báo cáo tài chính quốc tế
(IFRS) theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc
thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền
kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp
Việt Nam tại thời điểm ban hành chuẩn mực.
Đến nay, Việt Nam đã xây dựng và ban hành
được 26 chuẩn mực kế toán.
1...,40,41,42,43,44,45,46,47,48,49 51,52,53,54,55,56,57,58,59,60,...106
Powered by FlippingBook