So ky 1 thang 6 - page 60

62
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
và Zongjun Wang (2011); Mary Hoay A.K.Dawood
và cộng sự (2011)… Ở Việt Nam, một số nghiên
cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2006), Nguyễn
Thành Cường (2008), Lê Đạt Chí (2012)…
Mô hình nghiên cứu
Tác giả tiến hành phân tích định lượng bằng
các mô hình đặc trưng của hồi quy dữ liệu bảng
(Pool OLS, FEM, REM, GLS) nhằm xác định các
yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh
nghiệp ngành khoáng sản Việt Nam niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2009 đến
năm 2015. Dữ liệu trong bài nghiên cứu là dữ liệu
bảng (Panel data) thứ cấp, tác giả thu thập được từ
các báo cáo tài chính hàng năm đã được kiểm toán
của 30 DN ngành khoáng sản niêm yết trên sở giao
dịch chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX).
Thông qua việc nghiên cứu các kết quả thực
nghiệm trước đây củaWald (1999); Booth và cộng sự
(2001); Samuel G. Huang và Frank M. Song (2002);
Frnak và Goyal (2003); Nadeem Ahmed Sheikh và
Zongjun Wang (2011); Rajian and Zingles (1995);
Wald (1999); Ozkan (2001); Jean J. Chen (2004);
Zehara Reimoo (2008); Mary Hoay A.K.Dawood và
cộng sự (2011); Olayinka PhD (2011); Huỳnh Hữu
Mạnh (2010)… và đặc biệt kế thừa từ Rafiu Oyesola
Salawu and Akinlolu Ayodeji Agboola (2008) tác
giả xác định cơ sở lý luận, các biến ảnh hưởng đến
cấu trúc vốn. Sau đó tiến hành xây dựng mô hình
nghiên cứu dựa vào các biến đã xác định được.
Mô hình 1:
TLEV= β0+ β1TANGit + β2SIZEit +
β3PROFit + β4GROWTHit + β5LIQit+ β6NDTSit +
β7RISKit + εit (1)
Mô hình 2:
LLEV= β0+ β1TANGit + β2SIZEit +
β3PROF¬it + β4GROWTHit + β5LIQit+ β6NDTSit +
β7RISKit + εit (2)
Mô hình 3:
SLEV= β0+ β1TANGit + β2SIZEit +
β3PROF¬it + β4GROWTHit + β5LIQit+ β6NDTSit
+ β7RISKit +εit (3)
Tác giả đề xuất các giả thuyết nghiên cứu như
sau: Tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ thuận
chiều hoặc nghịch chiều với đòn bẩy tài chính (H1);
Quy mô DN có mối quan hệ thuận chiều hoặc
nghịch chiều với đòn bẩy tài chính (H2); Lợi nhuận
có mối quan hệ thuận chiều hoặc nghịch chiều với
đòn bẩy tài chính (H3); Cơ hội tăng trưởng có mối
quan hệ thuận chiều hoặc nghịch chiều với đòn
bẩy tài chính (H4); Tính thanh khoản có mối quan
hệ thuận chiều hoặc nghịch chiều với đòn bẩy tài
chính (H5); Tấm chắn thuế phi nợ có mối quan
hệ thuận chiều hoặc nghịch chiều với đòn bẩy
tài chính (H6); Rủi ro kinh doanh có mối quan hệ
nghịch chiều với đòn bẩy tài chính (H7).
Kết quả nghiên cứu
Số liệu thống kê mô tả cho các biến phụ thuộc
và các biến độc lập được trình bày từ Bảng 1. Nhìn
Bảng 1, giá trị trung bình của đòn bẩy tổng thể
TLEV của toàn bộ 30 DN là 45,8% với độ lệch chuẩn
25,5% trong đó được sử dụng nhiều nhất là 91,3%
và nhỏ nhất là 2%. Trong thành phần của đòn bẩy
nợ tổng thể, nợ dài hạn LLEV trung bình chiếm
13,7%, còn nợ ngắn hạn SLEV có giá trị trung bình
là 32,2%.
Như vậy, cũng giống như nghiên cứu của Chen
(2004), Huỳnh Hữu Mạnh (2010), Lê Ngọc Trâm
(2010) các DN thích sử dụng
nợ ngắn hạn hơn. Tác giả sử
dụng phương pháp nhân tử
phóng đại phương sai VIF để
kiểm tra mối tương quan giữa
các biến, kết quả cho thấy VIF
của 7 biến độc lập, các giá trị
đều <10. Vậy không có hiện
tượng đa cộng tuyến trong
mô hình.
Kết quả kiểm định biến phụ
thuộc tỷ suất tổng nợ TLEV
(P-value= 0,0179 < α(5%)) và
tỷ suất nợ ngắn hạn SLEV
(P-value= 0,0000 < α (5%)), tức
là Prob > X2(Chi2) < 5% nên
bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là sự
khác biệt giữa các DN không
mang tính ngẫu nhiên. Vậy
BẢNG 1. THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN
Biến quan sát Số quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất
Lớn nhất
TLEV
180
0,4584481
0,2549158
0,0210555
0,9131579
LLEV
180
0,1369951
0,1369951
0
0,7177565
SLEV
180
0,3218156 0,1726685
0,0019824
0,8921982
TANG
180
0,4064583 0,2243152
0
0,8921982
SIZE
180
5,461936
0,5183116
4,205881
6,422945
PROF
180
0,0715623
0,1194799
-0,2077515
0,5875623
GROWTH
180
1,580596
2,779682
0,7360858
36,01993
LIQ
180
4,279748
4,415378
0,6017338
31,42453
NDTS
180
0,0561495
0,0549982
0
0,2225571
RISK
180
0,2548214 0,7118981
0
8,586435
Nguồn: Tác giả tính toán
1...,50,51,52,53,54,55,56,57,58,59 61,62,63,64,65,66,67,68,69,70,...106
Powered by FlippingBook