TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 28

32
NHỮNG ĐIỂMMỚI CỦA DỰ THẢO LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
của thị trường; là những công cụ có tính hiệu quả cao
nhất trong việc thay đổi hành vi gây ô nhiễm, khuyến
khích sự năng động và tính tự giác của người gây ô
nhiễm trong việc bảo vệ môi trường.
Chính sách thuế đối với hoạt động kinh tế gây tổn
hại đến môi trường tạo cơ hội và điều kiện để nhà sản
xuất chuyển chi phí bảo vệ môi trường vào giá thành
sản phẩm, tức là chuyển trách nhiệm bảo vệ môi
trường gián tiếp cho người tiêu dùng, khuyến khích
các nhà sản xuất đầu tư bảo vệ môi trường tương
xứng với mức đầu tư phát triển sản xuất. Về bản chất,
các chính sách thuế này khuyến khích đối tượng gây
ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường
và kèm theo đó là mục tiêu tăng thu ngân sách.
Trên thế giới, nhiều quốc gia không áp dụng sắc
thuế bảo vệ môi trường nhưng có áp dụng các chính
sách thuế liên quan đến mục tiêu bảo vệ môi trường
theo đối tượng chịu thuế.
Chính sách thuế đối với các-bon
Thuế các-bon là sắc thuế áp dụng đối với lượng
khí các-bon phát thải của quá trình đốt cháy nhiên
liệu tạo ra khí CO2 - một trong những tác nhân làm
trái đất nóng lên và gây ảnh hưởng biến đổi khí hậu
toàn cầu. Thuế các-bon được coi là giải pháp dựa
trên nguyên tắc thị trường nhằm giảm khí thải. Áp
dụng thuế các-bon sẽ làm tăng chi phí đối với doanh
nghiệp, buộc doanh nghiệp phải tính toán lợi ích và
chi phí, qua đó điều chỉnh hoạt động khai thác, sử
dụng, tiêu dùng năng lượng quá mức.
Đối tượng chịu thuế các-bon chủ yếu là nhiên liệu
hóa thạch như xăng, dầu, methanol, naphtha, butan;
khí hóa lỏng; nhiên liệu đốt như than bùn, than đá…
Cơ sở tính thuế là lượng khí thải các-bon (tính theo
tấn khí thải). Thuế suất có thể là thuế suất theo tỷ lệ
phần trăm, thuế suất tuyệt đối (mức thu tuyệt đối)
hoặc thuế suất hỗn hợp (vừa thu theo tỷ lệ phần trăm,
C
hính sách ưu đãi thuế đối với các hoạt động
kinh tế thân thiện với môi trường là loại
chính sách khuyến khích, thúc đẩy đổi mới
công nghệ, áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt
động kinh tế, không gây tổn hại đến môi trường.
Theo đó, doanh nghiệp đầu tư phát triển, ứng dụng
công nghệ sạch, phát triển sản xuất xanh được hưởng
ưu đãi thuế, được giảm nghĩa vụ thuế phải nộp đối
với khoản đầu tư mà doanh nghiệp đã bỏ ra.
Chính sách thuế đối với hoạt động kinh tế gây tổn
hại đến môi trường lấy nguyên tắc cơ bản của kinh
tế thị trường làm cơ sở để đạt được sự hài hoà giữa
phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, nguyên tắc
người gây ô nhiễm phải trả, người hưởng lợi phải
trả... Đây cũng chính là công cụ có khả năng tốt nhất
trong việc khắc phục những thất bại, khiếm khuyết
KINHNGHIỆMQUỐC TẾ
VỀ ÁP DỤNG CHÍNH SÁCHTHUẾ BẢOVỆMÔI TRƯỜNG
TS. LÊ QUANG THUẬN
- Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính
Chính sách thuế là một công cụ kinh tế, có vai trò quan trọng tác động tới chi phí và lợi ích của các
thể nhân và pháp nhân, có thể điều chỉnh hành vi, hoạt động của họ hướng theo mục tiêu tăng
trưởng xanh, phát triển nền kinh tế xanh, hướng tới phát triển bền vững ở mỗi quốc gia. Kinh
nghiệm quốc tế cho thấy, nhiều quốc gia không áp dụng sắc thuế bảo vệ môi trường nhưng có áp
dụng các chính sách thuế liên quan đến mục tiêu bảo vệ môi trường theo đối tượng chịu thuế.
Từ khóa: Chính sách thuế, kinh tế, tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường
Tax policy is an important economic
tool that impacts the costs and benefits of
natural and legal entities which can adjust
their behaviour and activities towards green
growth, to develop towards a green sustainable
development economy in each country.
International experience has shown that
many countries do not apply environmental
protection taxes but apply tax policies that
can be related to the objective of protecting
the environment under taxation.
Keywords: tax policy, economic, green growth,
environmental protection
Ngày nhận bài: 12/6/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 27/6/2017
Ngày duyệt đăng: 28/6/2017
1...,18,19,20,21,22,23,24,25,26,27 29,30,31,32,33,34,35,36,37,38,...90
Powered by FlippingBook