TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 29

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
33
vừa thu theo mức thu tuyệt đối). Mức thuế suất thuế
các-bon dao động trong khoảng 1 - 130 USD/tấn CO2.
Chính phủ các nước có thể sử dụng nguồn thu
từ thuế các-bon để hỗ trợ, khuyến khích các doanh
nghiệp sử dụng năng lượng sạch, hoặc thực hiện các
biện pháp thích nghi với biến đổi khí hậu. Năm 2016,
số lượng các quốc gia áp dụng công cụ thuế các-bon
để giảm thiểu khí thải nhà kính tăng gấp khoảng 2
lần, từ 20 nước lên tới gần 40 nước, so với năm 2012.
Lượng khí thải bị định giá các-bon khoảng 7 tỷ tấn/
năm, chiếm 12% tổng lượng phát thải toàn cầu.
Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch là những
nước đầu tiên áp dụng thuế các-bon vào đầu thập kỷ
1990. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới (Anh,
Hà Lan, Mỹ, Canada…) áp dụng thuế các-bon nhằm
giảm thiểu khí thải. Thụy Điển áp dụng thuế các-bon
từ năm 1991 đối với nhiên liệu đốt và nhiên liệu sử
dụng cho phương tiện cơ giới, với mức thuế có xu
hướng ngày càng tăng, ở mức 27 EUR (31 USD)/tấn
vào năm 1991, sau đó tăng lên 114 EUR (130 USD)/
tấn từ năm 2011.
Ireland áp dụng thuế các-bon từ năm 2010 cho tất
cả lượng khí thải CO2 từ các lĩnh vực phi thương mại
như nông nghiệp, giao thông, nhiệt trong các tòa nhà,
chất thải… Mức thuế suất tăng từ 15 EUR (17 USD)/
tấn vào năm 2010 và 2011 lên 20 EUR (23 USD)/tấn
từ năm 2012.
Pháp áp dụng thuế các-bon từ ngày 01/4/2014, với
mức thuế suất là 7 EUR (8 USD)/tấn CO2, tăng lên
24 EUR (27 USD)/tấn vào năm 2016. Ngày 22/7/2015,
Pháp chính thức thông qua Luật Năng lượng hướng
tới tăng trưởng xanh, bổ sung mức thuế các-bon cho
năm 2020 và 2030 lần lượt là 56 EUR (62 USD)/tấn
vào và 100 EUR/tấn (110 USD/tấn).
Anh áp dụng thuế các-bon từ năm 2013, với mức
thuế suất 4,94 Bảng Anh (7 USD)/tấn CO2, tăng lên
18,08 Bảng Anh (26 USD)/tấn CO2 vào tháng 01/2015.
Đến năm 2016 - 2017 và 2017 - 2018, mức thuế tăng lên
lần lượt là 21,2 Bảng Anh (30 USD) và 24,62 Bảng Anh
(35 USD) mỗi tấn CO2.
Tại Australia, thuế các-bon được áp dụng từ ngày
01/7/2012 và duy trì ởmức thuế suất 26 USD/tấn CO2.
Theo OECD (2015), thuế các-bon có tác động làm
giảm rõ rệt lượng khí nhà kính, đồng thời tạo ra
nguồn thu đáng kể cho ngân sách quốc gia. Hầu hết
các nước Đông Á có thể tăng thu ngân sách thêm 0,5
- 2% GDP vào năm 2020 nếu áp dụng mức thuế 20
USD/tấn CO2. Nguồn thu ngân sách này đặc biệt cao
hơn ở các nước đang phát triển do lượng phát thải so
với GDP cao. Nếu Trung Quốc áp dụng thuế các-bon
ở mức 20 USD/tấn CO2 thì nước này có thể tạo ra
nguồn thu lên tới 2,5% GDP vào năm 2020.
Chính sách thuế đối với nhiên liệu hóa thạch
Nhiên liệu hóa thạch là sản phẩm đầu vào
thiết yếu đối với nhiều ngành sản xuất cũng như
là sản phẩm tiêu dùng cần thiết đối với đời sống.
Tuy nhiên, do nhiên liệu hóa thạch là nguồn năng
lượng không tái tạo nên nhiều nước chủ trương
sử dụng tiết kiệm, để dành cho các thế hệ tương
lai. Việc khai thác, sử dụng nhiên liệu hóa thạch
cũng gây ra khí thải gây hiệu ứng nhà kính, gây ô
nhiễm môi trường. Nhằm hạn chế tiêu dùng nhiên
liệu hóa thạch và giảm ô nhiễm môi trường, một
số nước đã ban hành thuế đối với nhiên liệu hóa
thạch (xăng, dầu, than…).
Thuế đối với nhiên liệu hóa thạch ở các nước khá
đa dạng, một số nước gọi là thuế xăng, dầu (theo đối
tượng chịu thuế), một số nước áp dụng thuế tiêu thụ
đặc biệt (TTĐB). Tuy nhiên, cơ sở thuế, phương pháp
đánh thuế và thuế suất của các nước cũng có sự khác
biệt. Trong đó, có nhiều nước áp dụng phương thức
thu theo mức thu tuyệt đối (tính trên khối lượng, thể
tích của sản phẩm), kể cả các nước đang phát triển
trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Philipinnes. Cụ thể, Nhật Bản thu theo
mức tuyệt đối với mức 48.600 Yên/kilolitre (1000 lít)
xăng; Hàn Quốc cũng thu theo mức tuyệt đối, trong
đó: a) Xăng và dầu thay thế tương tự: 475 won/lít; b)
Dầu diesel và dầu thay thế tương tự: 340 won/lít; Một
số nước (Campuchia, Myanmar) thu theo tỷ lệ phần
trăm tính trên giá bán, tùy theo tính chất loại xăng,
dầu có chì, không có chì... Myanmar có thuế suất
thuế TTĐB đối với mặt hàng xăng, dầu diesel là 10%.
Thuế TTĐB chiếm một tỷ trọng khá lớn trong giá
bán xăng, dầu ở hầu hết các nước (chủ yếu trong
khoảng từ 20-40%) trong đó có nhiều quốc gia có
tỷ trọng thuế TTĐB trong giá bán chiếm trên 40%
như trường hợp của Croatia, Pháp, Ý, Hà Lan hay ở
Anh. Đối với các nước đang phát triển, tỷ trọng thuế
TTĐB trong giá bán đối với mặt hàng xăng dầu nhìn
chung thấp hơn so với các nước phát triển. Mexico đã
ban hành thuế bảo vệ môi trường, áp dụng từ ngày
1/1/2014, đối với hai nhóm mặt hàng bao gồm nhiên
liệu hóa thạch nhập khẩu và bán ở trong nước. Theo
Nhiều quốc gia áp dụng chính sách thuế chung
(thuế tiêu thụ đặc biệt) đối với các hàng hóa,
sản phẩm gây nguy hại đối với môi trường,
song cũng có những nước áp dụng chính sách
thuế riêng biệt theo đối tượng chịu thuế như
thuế đối với phương tiện giao thông, chủ yếu là
xe ô tô; thuế xăng, dầu; thuế các-bon.
1...,19,20,21,22,23,24,25,26,27,28 30,31,32,33,34,35,36,37,38,39,...90
Powered by FlippingBook