TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 37

41
Như vậy, nợ công chịu ảnh hưởng bởi các nhân
tố chủ yếu sau: Bội chi ngân sách nhà nước (B);Tăng
trưởng hay suy thoái kinh tế, thông qua chỉ tiêu
GDP (gy); Lãi suất trên thị trường đồng nội tệ và
ngoại tệ (i). Ngoài ra, nợ công nếu vay nước ngoài
thì còn chịu rủi ro về biến động tỷ giá hối đoái. Còn
trong quá trình sử dụng theo thời gian, nó sẽ chịu
ảnh hưởng bởi nhân tố lạm phát.
Thực tế cho thấy, nợ công đã và đang trở
thành nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ở nhiều nước như: Mỹ, Singapore,
Trung Quốc... với điểm chung là Chính phủ sử
dụng nợ công với tỷ trọng khá cao. Điểm nhấn
ở đây là, việc huy động, phân bổ, sử dụng nợ
công luôn gắn liền với các chương trình, dự án
KT-XH thiết thực, có khả năng thu hồi vốn cao,
luôn gắn với tỷ lệ bội chi NSNN trong giới hạn
kiểm soát được (khoảng 5%/năm) và ngược lại.
Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu các năm
2009-2012 càng làm sáng tỏ nhận định trên.
Ở Việt Nam, những năm qua, nợ công đã góp
phần quan trọng vào sự phát triển KT-XH nước ta,
thể hiện ở các mặt sau:
- Về quy mô nợ công, trong giai đoạn 2011- 2015,
quy mô huy động từ vay nợ đạt bình quân 14%
GDP, chiếm khoảng 44% vốn đầu tư toàn xã hội, với
tốc độ tăng bình quân 19%/năm. Về tỷ lệ nợ công
trên GDP, nếu năm 2001 là 36,5% thì đến năm 2015
là 61,3% GDP và năm 2016 đã là 64,73% GDP.
- Về cơ cấu nợ công, trong giai đoạn 2011 - 2015,
vay nợ Chính phủ chiếm bình quân 76% gấp 3,1
lần so với 5 năm trước, bảo lãnh Chính phủ chiếm
19%, gấp 2,2 lần và vay của chính quyền địa phương
Thực trạng nợ công tại Việt Nam
Theo Luật Quản lý nợ công năm 2009 của Việt
Nam, nợ công gồm: Nợ chính phủ, Nợ được Chính
phủ bảo lãnh và Nợ chính quyền địa phương. Tuy
nhiên, để đánh giá đúng đắn bản chất, vai trò của nợ
công như là một nguồn lực chính yếu cho sự phát
triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của một nước, cần
đánh giá các nhân tố có ảnh hưởng, tác động qua lại
đến nợ công qua đẳng thức cơ bản sau:
d = B/(gy-i)
Trong đó, d là tỷ lệ nợ công so với GDP; B là tỷ
lệ bội chi NSNN/GDP (không bao gồm nợ vay); gy
là tốc độ tăng trưởng GDP, i là lãi suất.
GIẢI PHÁPNÂNG CAOHIỆUQUẢ
QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦAVIỆT NAM
TS. TRẦN NGỌC HOÀNG
– Đại học Lạc Hồng
Bội chi ngân sách nhà nước là một hiện tượng phát sinh khá phổ biến ở hầu hết các nước. Để có
nguồn đảm bảo đáp ứng bội chi ngân sách nhà nước trong điều kiện nguồn thu từ nền kinh tế còn
hạn hẹp, Chính phủ các nước thường sử dụng nhiều nguồn nhưng nguồn mang tính chủ lực và có
tác động lan tỏa tích cực đó chính là nguồn vay nợ trong và ngoài nước hay còn gọi là nợ công. Việt
Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó, tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý nợ
công là vấn đề đang đặt ra...
Từ khóa: Nợ công, ngân sách nhà nước, vay nợ, chính phủ
In the current context, state budget
overspending is a common problems in
most countries. In order to have sufficient
resources to meet state budget overspending
in the context of limited income, governments
often use a number of sources, but the most
common and effective source is the public debt.
Vietnam is not out of the play, however, it is a
problem that how to improve the performance
of public debt.
Key words: public debt, state budget, debt,
government
Ngày nhận bài: 6/6/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 22/6/2017
Ngày duyệt đăng: 23/6/2017
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI
1...,27,28,29,30,31,32,33,34,35,36 38,39,40,41,42,43,44,45,46,47,...90
Powered by FlippingBook