TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 39

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
43
còn cao, hiệu quả đầu tư còn thấp nếu xét trong
mối tương quan với nhiều nước trong khu vực tại
cùng kỳ so sánh.
+ Giải ngân vốn vay còn chậm. So với nhu cầu
đầu tư, việc huy động vốn vay đã thấp nhưng lại
không đưa vốn vay vào sử dụng ngay được, đó là
sự lãng phí đáng tiếc. Giải ngân, phân bổ vốn đầu
tư công cả năm 2016 và 5 tháng đầu năm 2017 tuy
cao hơn cùng kỳ năm trước nhưng còn chậm, không
phân bổ hết dự toán, có tiền không tiêu hết được.
Chính sự chậm trễ này là nguyên nhân cơ bản làm
giảm hiệu quả sử dụng vốn, làm tăng trưởng kinh tế
không đạt kế hoạch 06 tháng đầu năm 2017, làm ảnh
hưởng tiêu cực đến công tác thu NSNN...
- Về trả nợ công,
bài viết chỉ đề cập về trả nợ
Chính phủ vì khoản nợ này mang tính quyết định.
Tỷ lệ trả nợ trực tiếp bình quân giai đoạn 2011-
2015, khoảng 14,3% tổng thu NSNN. Nếu tính cả
nghĩa vụ trả nợ phải đảo nợ thì tỷ lệ trả nợ là 21%
tổng thu NSNN. Trong năm 2015, con số này đã lên
27%, năm 2016 là 26,3%, vượt mức trần Quốc hội
đề ra tối đa là 25%. Đáng chú ý, số vay đảo nợ để
trả nợ gốc hàng năm ngày càng tăng lên. Cụ thể:
nếu số vay đảo nợ năm 2012 chỉ có 20.000 tỷ đồng
thì năm 2015 đã tăng125.000 tỷ đồng, năm 2016 là
95.000 tỷ đồng.
Mặc dù cơ cấu nợ công nước ta thời gian qua đã
được điều chỉnh theo hướng tích cực hơn và giảm
thiểu rủi ro song quy mô tăng nợ công quá nhanh,
chưa có dấu hiệu dừng lại, việc sử dụng và trả nợ
còn bất cập.
Nguyên nhân khiến nợ công tăng
Nợ công chịu tác động qua lại bởi nhiều nhân tố.
Thời gian qua, nợ công Việt Nam tăng là do những
nguyên nhân sau:
Thứ nhất,
bội chi NSNN diễn ra liên tục nhiều
năm. Để có nguồn bù đắp, tất yếu nợ công ngày
càng tăng lên.
Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của nước
ta giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến 2030 đã quy
định, tỷ lệ bội chi NSNN/GDP cần duy trì ở mức 5%.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong một thời gian dài, điển
hình là giai đoạn 2012 – 2016, tỷ lệ bội chi NSNN/
GDP nước ta đều vượt quá 5%, bình quân thời kỳ
này là 6%. Chính sự thiếu hụt trầm trọng này làm
cho nợ công tăng.
Nguyên nhân dẫn đến bội chi NSNN giai đoạn
2012-2016 là do nguồn thu thường xuyên huy động
từ nền kinh tế chưa đầy đủ. Nguồn thu từ dầu thô
sụt giảm mạnh trong những năm gần đây, dẫn đến
thu NSNN không đạt. Trong khi, để tiếp tục duy trì
tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức 6% trở lên,
đòi hỏi chi tiêu NSNN rất lớn, vượt xa nguồn thu từ
nội tại nền kinh tế...
Thứ hai,
tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại,
chưa đạt chỉ tiêu đề ra là nguồn gốc sâu xa làm tăng
nợ công.
Giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng GDP bình
quân đạt 5,9%/năm, thấp hơn giai đoạn 2006- 2010
(6,3%/năm), riêng năm 2016 cũng đạt mức 6,21%,
chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Chất lượng tăng trưởng
một số mặt còn thấp, năng suất nhiều ngành, lĩnh
vực còn kém; hệ số sử dụng vốn (ICOR) còn cao...
Chính sự tăng trưởng chậm lại, tức sản xuất kinh
doanh gặp nhiều khó khăn hơn đã làm cho nguồn
thu NSNN bị giảm theo. Chi NSNN lại đòi hòi phải
nhiều hơn, nhất là chi cho đầu tư phát triển nhằm
kích thích nền kinh tế tăng trưởng trở lại, từ đó,
nhu cầu chi đã vượt quá so với nguồn thu, nguồn
tiết kiệm có được cùng kỳ, cụ thể: giai đoạn2011-
2015, vốn đầu tư toàn xã hội vẫn ở mức khá cao
32 - 33% GDP, nhưng tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh
tế chỉ đạt khoảng 25% GDP. Thiếu hụt về vốn đầu
tư đó, Nhà nước phải đi vay để bù đắp, làm cho nợ
công tiếp tục gia tăng.
Thứ ba,
lãi suất, tỷ giá và lạm phát có ảnh hưởng
đến việc gia tăng nợ công Việt Nam nhưng không
đáng kể.
Giai đoạn 2012 – 2016, lãi suất tiết kiệm đồng
nội tệ đều có khuynh hướng giảm nhẹ, kéo theo lãi
suất cho vay cũng giảm tương ứng. Trong cơ cấu
nợ công, vay trong nước cũng chiếm hơn 55% trong
giai đoạn này. Riêng lãi suất các đồng ngoại tệ mạnh
như: USD, EUR, JPY... cũng đều có xu hướng giảm
nhẹ nhằm khuyến khích đầu tư... Có thể nói lãi suất
cả đồng nội tệ và ngoại tệ không có tác động tiêu
cực đến việc gia tăng nợ công Việt Nam thời gian
qua. Trong giai đoạn 2012-2016, tỷ giá giữa VND
với khá ổn định, biên độ dao động chỉ khoảng 1%/
năm nên chỉ có ảnh hưởng chút ít đến gia tăng nợ
công Việt Nam. Riêng tỷ lệ lạm phát, trong giai đoạn
này, nước ta đã kiềm chế được lạm phát và Chỉ số
này có xu hướng giảm dần vào cuối giai đoạn. Do
vậy, nó cũng chỉ gây ra áp lực nhỏ làm tăng nợ công
Việt Nam thời gian qua.
Thứ tư,
việc tổ chức quản lý nợ công còn hạn
chế, cả về hành lang pháp lý, tổ chức quản lý và con
người thực hiện.
Hiện nay, khuôn khổ pháp lý về quản lý vay
nợ, trả nợ đã có nhưng hiệu lực pháp lý chưa cao.
Mặt khác, công tác quản lý nợ công ở nước ta chưa
tuân thủ nghiêm các quy định pháp lý đã đề ra.
Điển hình như việc thiếu chế tài kiểm soát chỉ số
1...,29,30,31,32,33,34,35,36,37,38 40,41,42,43,44,45,46,47,48,49,...90
Powered by FlippingBook