TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 73

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
77
trong đó sản xuất nội địa đáp ứng được hơn 72%,
còn lại gần 28%phải nhập khẩu. Tương tự, nhu cầu
tiêu thụ thịt lợn là 3,4 triệu tấn/năm, trong đó sản
xuất nội địa đáp ứng 81,9%, nhập khẩu 18,1%; nhu
cầu tiêu thụ thịt gia cầm như gà, ngan, vịt, ngỗng…
là 4,3 triệu tấn/năm, trong đó sản xuất nội địa đáp
ứng 87,7%, nhập khẩu 12,3%.
- Về đối thủ cạnh tranh:
Các quốc gia xuất khẩu sản
phẩm thịt gia súc, gia cầm sang thị trường Liên bang
Nga chủ yếu gồm Brazil (chiếm 28,9% tổng nhập
khẩu của thị trường Nga), Paraguay (chiếm 9,7%),
Belarut (chiếm 7,9%), Đan Mạch (chiếm 6,5%), Đức
(chiếm 6,4%), Hoa Kỳ (chiếm 5,3%), Canada (chiếm
3,8%), Aghentina (chiếm 2,8%), Australia (chiếm
2,8%), Tây Ban Nha (chiếm 2,7%)…
- Về khả năng cung ứng sản phẩm của Việt Nam:
Hiện nay, tại Việt Nam, ngành chăn nuôi cơ bản đã
đáp ứng được khoảng 97,5% thực phẩm tiêu dùng
trong nước, phần còn lại là nhập khẩu. Giá thành
sản xuất, chế biến thịt và các sản phẩm từ thịt ở
Việt Nam cao hơn so với các nước phát triển khác.
Thức ăn chiếm trên 70% chi phí chăn nuôi, trong
khi phần lớn nông dân phải mua thức ăn chăn nuôi
với giá cao do nguồn nguyên liệu này chủ yếu là
nhập khẩu. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc Việt
Nam không có lợi thế cạnh tranh về giá so với các
nước khác, nhất là khi so sánh với Brazil, Paraguay,
Agentina, Trung Quốc… tại thị trường Nga. Do đó,
nhóm hàng này không phải là nhóm hàng có lợi thế
xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa
- Về dung lượng thị trường:
Cùng với Trung Quốc,
Nga hiện là nước nhập khẩu sữa và các sản phẩm
từ sữa lớn nhất trên thế giới. Theo số liệu của Cục
Hải quan Liên bang Nga, lượng tiêu thụ bình quân
của thị trường Nga gần 35,8 triệu tấn/năm, trong đó
sản xuất nội địa đáp ứng khoảng 96,2%, còn lại 3,8%
nhập khẩu từ các quốc gia khác.
- Về đối thủ cạnh tranh:
Các quốc gia xuất khẩu sữa
và các sản phẩm từ sữa sang thị trường Liên bang
Nga gồm Belarut, Nauy, Ucraina, Agentina, Australia,
Newzealand và một số nước EU như Hà Lan, Phần
Lan, Đức, Bỉ, Litva, Pháp, Anh, Séc, Đan Mạch…
- Về khả năng cung ứng sản phẩm của Việt Nam:
Hiện nay, mặc dù đã có một số DN Việt Nam xuất
khẩu các sản phẩm sữa sang hơn 28 thị trường trên
thế giới với giá trị xuất khẩu khoảng từ 200 triệu
-300 triệu USD mỗi năm, nhưng Việt Nam vẫn nằm
trong danh sách 20 nước nhập khẩu sữa lớn nhất
trên thế giới. Do đó, nhóm hàng này không phải là
nhóm hàng có lợi thế xuất khẩu của Việt Nam.
Đối với mặt hàng gạo
- Về dung lượng thị trường:
Mặc dù thị hiếu của
người tiêu dùng Nga sử dụng lúa mỳ, ngũ cốc là
lương thực chủ yếu, tuy nhiên thời gian gần đây,
người tiêu dùng Nga tiêu thụ gạo ngày càng tăng.
Dung lượng nhập khẩu gạo của thị trường này dao
động từ 650 - 700 nghìn tấn gạo/năm. Hiện nay, nhu
cầu tiêu thụ gạo bình quân theo đầu người hàng
năm tại Liên bang Nga khoảng 4,5 - 5,0 kg/người/
năm. Do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đất trồng
lúa chỉ chiếm khoảng 0,25% đất trồng trọt ở Nga.
Những khu vực trồng lúa chính ở Liên bang Nga
gồm Bắc Capcazơ chiếm 66%, Vùng viễn Đông
chiếm 11%, tỉnh Astrakhan chiếm 5%, Cộng hòa
Đagestan chiếm 5%, các vùng khác chiếm 6%.
- Về đối thủ cạnh tranh:
Các nước xuất khẩu gạo
chủ yếu sang thị trường Nga là Ấn Độ (chiếm 28%
tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Nga), tiếp theo
là Pakistan (chiếm 20,8%), Myanmar (chiếm 15,6%),
tổng nhập khẩu từ các nước còn lại như Paraguay,
Campuchia, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc…
chiếm 35,6%.
- Về lợi thế đạt được từ Hiệp định Việt Nam - EAEU:
Liên minh chỉ cho Việt Nam mức hạn ngạch nhập
khẩu là 10.000 tấn/năm với lý do đây là mặt hàng
trong nước có trồng và Chính phủ có chính sách hỗ
trợ. Khó khăn lớn nhất đối với thị trường này thời
gian trước là thuế nhập khẩu gạo Việt Nam ở mức
cao (15%) làm hạn chế khả năng cạnh tranh của gạo
Việt Nam, sau khi Hiệp định EAEU có hiệu lực,
mức thuế suất thuế nhập khẩu gạo từ Việt Nam sẽ
là 0% cho 10.000 tấn trong hạn ngạch và không quy
định mức tăng trưởng hàng năm, ngoài hạn ngạch
áp dụng mức thuế MFN. Như vậy, lợi thế từ Hiệp
định đem lại với ngành gạo Việt Nam không nhiều,
hơn nữa nhu cầu của khối Liên minh Kinh tế Á - Âu
thay đổi tùy theo sản lượng nội địa hàng năm và
không ổn định theo quy luật.
- Về khả năng cung ứng sản phẩm của Việt Nam:
Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 5 thế giới, chiếm đến
8,4% thị phần thế giới sau Ấn Độ, Thái Lan, Mỹ và
Pakistan nhưng xuất khẩu gạo sang thị trường Nga
không đáng kể so với xuất khẩu sang các thị trường
khác, bình quân chỉ chiếm khoảng 0,5 - 0,8% tổng
xuất khẩu gạo của Việt Nam. Gạo Việt Nam nhập
khẩu vào Liên bang Nga là loại gạo trắng hạt dài 5%
tấm và gạo đồ, chủ yếu phục vụ cho khách hàng thu
nhập từ bậc trung trở xuống. Gạo Việt Nam được
các công ty Nga nhập về đóng gói với nhãn mác của
công ty Nga (tuy vẫn ghi xuất xứ từ Việt Nam), sau
đó bày bán ở các chuỗi siêu thị và các cửa hàng tiện
1...,63,64,65,66,67,68,69,70,71,72 74,75,76,77,78,79,80,81,82,83,...90
Powered by FlippingBook