TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 74

78
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
ích thuộc hệ thống bán lẻ của Nga. Đây là thị trường
có tiềm năng phát triển và quen thuộc với gạo Việt
Nam trong những năm qua, do gạo Việt Nam có ưu
thế đáp ứng nhu cầu chất lượng và giá cả hợp lý,
mặc dù số lượng nhập khẩu chưa cao.
Đối với mặt hàng chè
- Về dung lượng thị trường:
Liên bang Nga là một
trong 10 nước tiêu dùng chè nhiều nhất thế giới
và xếp ở vị trí thứ 3 về tiêu thụ chè lớn nhất thế
giới. Tiêu thụ chè bình quân ở Nga hiện nay vào
khoảng 1,1 kg/người/năm. Hiện nay, dung lượng
tiêu thụ mặt hàng chè của thị trường Nga ước tính
khoảng 170.000 -180.000 tấn/năm, trong khi, ngành
sản xuất chè của Nga gần như không phát triển do
thiếu nguồn nguyên liệu. Về kết quả xuất khẩu: Kim
ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang Liên bang
Nga được thể hiện cụ thể tại bảng 3.
- Về đối thủ cạnh tranh:
Thị trường Nga ưa chuộng
và nhập khẩu chè từ các nước chủ yếu từ Ấn Độ,
Srilanca, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia. Với lợi
thế từ Hiệp định Việt Nam - EAEU, chè Việt Nam có
cơ hội xuất khẩu vào thị trường này và có lợi thế hơn
so với các đối thủ cạnh tranh chính là Indonexia, Ấn
Độ, Srilanca, do các nước này chưa có đàm phán với
Liên minh Hải quan.
- Khả năng cung ứng sản phẩm của Việt Nam:
Việt
Nam là nước đứng thứ 7 thế giới về xuất khẩu chè.
Năm 2016, Việt Nam xuất khẩu chè đạt 217 triệu
USD. Từ năm 1954 cho đến năm 2000, thị trường
Nga nói riêng và Liên Xô cũ nói chung là thị trường
tiêu thụ chè chủ yếu của Việt Nam, cả về chè xanh
đóng túi nhỏ và chè đen. Tuy nhiên, từ năm 2000 trở
lại đây, do Nga bảo hộ ngành đóng gói trong nước
nên chè đóng túi xuất khẩu của Việt Nam vào thị
trường này đã giảm sút đáng kể, tỷ trọng xuất khẩu
chè vào Liên bang Nga trong tổng xuất khẩu chè của
Việt Nam giảm dần từ năm 2009 đến nay, (từ 15,2%
năm 2009 xuống còn 11,1% trong 8 tháng đầu năm
2016). Với lợi thế giảm thuế từ Hiệp định, dự kiến
kim ngạch xuất khẩu chè sang Liên bang Nga thời
gian tới sẽ không theo chiều hướng giảm như trong
giai đoạn 2013 - 2015.
Đối với mặt hàng cà phê
- Về dung lượng thị trường:
Nga là một trong
những nước sử dụng nhiều cà phê trên thế giới. Ở
Nga, trung bình mỗi người dùng 0,75 kg cà phê/
năm. Trong những năm gần đây, nhập khẩu cà phê
vào thị trường Nga có xu hướng tăng nhanh cả về
khối lượng và trị giá. Năm 2012, thị trường Nga
nhập khẩu 125,5 nghìn tấn cà phê với trị giá 503,4
triệu USD, năm 2013 tiêu thụ 144 nghìn tấn cà phê,
trị giá 517,8 triệu USD. Bảng 4 đã thể hiện rất rõ
bức tranh xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Liên
Bang Nga giai đoạn 2013 -2016.
- Về đối thủ cạnh tranh:
Liên bang Nga nhập khẩu
cà phê nguyên liệu (hạt) và cà phê thành phẩm (cà
phê hòa tan) từ nhiều nước. Theo số liệu từ ITC, năm
2015 có 71 nước xuất khẩu cà phê sang thị trường
Nga. Các nước xuất khẩu cà phê chủ yếu sang Nga
là Brazin chiếm 21,5%, Việt Nam chiếm 18,0%, Italia
chiếm 10,6%, Indonesia chiếm 5,9%, Thụy Sĩ chiếm
4,8%, Colombia chiếm 3,2%, Ấn Độ chiếm 3,0%,
Peru chiếm 2,9% và các nước khác chiếm 30,1%.
- Về khả năng cung ứng sản phẩm của Việt Nam:
Việt
Nam là nước đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà
phê (năm 2016 đạt 3,3 tỷ USD) chỉ sau Brazil chiếm
đến 8,7% thị phần kim ngạch xuất khẩu của thế
giới. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam,
trong giai đoạn 2013 – 2015 xuất khẩu cà phê của
Việt Nam sang thị trường Nga tăng trưởng mạnh
cả về lượng và kim ngạch. Mặc dù Việt Nam là một
trong những nước xuất khẩu cà phê chính vào Nga,
hàng năm chiếm khoảng 15 - 20% kim ngạch nhập
khẩu cà phê của Nga song cà phê xuất khẩu của Việt
Nam chủ yếu vẫn ở dạng nguyên liệu, cà phê thành
phẩm của Việt Nam chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Nếu các DN Việt Nam duy trì tình trạng xuất cà phê
nguyên liệu vào thị trường Nga, thì việc tăng kim
ngạch xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường này
sẽ rất khó khăn.
Ngoài ra, một số mặt hàng nông sản khác là
thế mạnh của Việt Nam như cao su, hạt tiêu, hạt
điều cũng đã xuất khẩu sang được thị trường Nga,
tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu chưa tương xứng
với tiềm năng của Việt Nam và tốc độ tăng trưởng
không ổn định. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy
mạnh thâm nhập các mặt hàng này vào thị trường
Nga nhằm tận dụng tối đa lợi thế.
HÌNH 1: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN
SANG LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2010-2015
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan
1...,64,65,66,67,68,69,70,71,72,73 75,76,77,78,79,80,81,82,83,84,...90
Powered by FlippingBook