TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 75

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
79
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu
hàng nông sản Việt Nam sang Nga
Để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản
của Việt Nam sang Nga, trong thời gian tới cần tập
trung triển khai thực hiện một số giải pháp sau:
Đối với các cơ quan quản lý nhà nước
Thường xuyên cập nhật thông tin về việc thực thi
Hiệp định Việt Nam – EAEU; Tích cực tổ chức tuyên
truyền, phổ biến rộng rãi các cam kết của Hiệp định
tới các hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh
nghiệp (DN); Nâng cao hơn nữa vai trò của Ủy ban
Liên chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga về hợp
tác kinh tế, thương mại và khoa học - kỹ thuật; Tiếp
tục đưa các nội dung hợp tác về xuất nhập khẩu
cũng như sản xuất, chế biến hàng hóa trong hoạt
động của Tiểu ban Thương mại - Đầu tư, Tiểu ban
Công nghiệp... (thuộc Ủy ban liên Chính phủ Việt
- Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học
- kỹ thuật) cũng như Tổ công tác cấp cao Việt - Nga
về các dự án ưu tiên.
Thường xuyên tăng cường trao đổi, hợp tác giữa
các cơ quan hữu quan hai nước Việt Nam – Liên
bang Nga để đánh giá, tháo gỡ các khó khăn còn
tồn tại. Tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại ở các
cấp (cấp Bộ, cấp hiệp hội ngành hàng, cấp DN) sang
Liên bang Nga, triển khai các hoạt động xúc tiến
thương mại, quảng bá hàng hóa. Tăng cường vai
trò của cơ quan đại diện trong các hoạt động giao
thương, kết nối, giới thiệu hàng hóa và DN Việt
Nam; xây dựng trang thông tin điện tử của Thương
vụ Việt Nam tại Nga để giới thiệu DN, hàng hóa
Việt Nam tới DN Nga.
Xây dựng bộ phận hỗ trợ các DN về thủ tục hành
chính, xuất nhập khẩu cũng như các thông tin đặc
thù cần thiết để tiếp cận và mở rộng xuất nhập khẩu
sang Liên bang Nga. Tăng cường nghiên cứu và dự
báo thị trường đối với các mặt hàng xuất khẩu nông
sản chủ lực; xây dựng chiến lược cụ thể đối với từng
mặt hàng để trên cơ sở đó hoạch định và có chính
sách hỗ trợ từ khâu sản xuất - chế biến - bảo quản…
Hoàn thiện chính sách hỗ trợ sản xuất - xuất khẩu
nông sản vào thị trường Nga phù hợp với quy định
của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và lợi thế
của từng ngành hàng; xây dựng chính sách khuyến
khích đầu tư đối với Nga vào lĩnh vực nông nghiệp.
Đối với các Hiệp hội ngành hàng và DN
Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan
triển khai các biện pháp cụ thể, khả thi để nắm bắt
cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu, quảng bá hình ảnh sản
phẩm của mình tại thị trường Nga; đồng thời, chú
trọng đến công tác bảo đảm uy tín và chất lượng sản
phẩm trong xuất khẩu sang thị trường này.
Bên cạnh đó, nghiên cứu việc kết nối với các
Trung tâm thương mại của Việt kiều tại Liên bang
Nga để tăng cường giới thiệu và quảng bá trực tiếp
sản phẩm Việt Nam đến người tiêu dùng; Các DN
xuất khẩu nông sản cần xây dựng mối liên kết chặt
chẽ, lâu dài với các hộ sản xuất để tạo ra chuỗi giá trị
nông sản và chia sẻ trách nhiệm, lợi ích; Kịp thời cập
nhật và tận dụng chính sách hỗ trợ của Nhà nước
để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các mặt hàng
nông sản xuất khẩu; Tích cực tham gia các hiệp hội
ngành hàng để tạo vị thế cho sản phẩm nông sản
trên thị trường Nga, để từ đó mở rộng hoạt động
quảng bá cho các mặt hàng nông sản, mở rộng liên
kết với cộng động người Việt ở Nga để mở rộng đầu
tư và đẩy mạnh xuất khẩu; Đa dạng hóa các hình
thức xuất khẩu và thanh toán với các DN xuất nhập
khẩu của Liên bang Nga.
Tài liệu tham khảo:
1. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á - Âu;
2. Tổng hợp các báo cáo xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản của Cục Xuất
nhập khẩu, Bộ Công Thương;
3. Tổng hợp các báo cáo thị trường Liên bang Nga của Vụ Thị trường châu Âu
(Bộ Công Thương).
Nga hiện là một trong những quốc gia nhập
khẩu rau và trái cây lớn nhất thế giới. Số liệu
thống kê cho thấy, dung lượng tiêu thụ rau
các loại của thị trường Nga bình quân gần 15,9
triệu tấn/năm, trái cây các loại bình quân gần
10,9 triệu tấn/năm.
Tiền thuế là của dân,
do dân đóng góp
để phục vụ lợi ích của nhân dân
1...,65,66,67,68,69,70,71,72,73,74 76,77,78,79,80,81,82,83,84,85,...90
Powered by FlippingBook