TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 62

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
61
an toàn và bảo mật thông tin cá nhân của khách
hàng. CMCN 4.0 đòi hỏi hệ thống tài chính ngân
hàng phải có trách nhiệm xã hội nhiều hơn, quan
tâm nhiều hơn đến tính an toàn, riêng tư trong
thông tin của khách hàng và có cách phòng thủ
mới để bảo đảm an toàn bảo mật trên không gian
mạng. Do vậy, nhiệm vụ xuyên suốt và thường
xuyên là cần liên tục nâng cấp công cụ bảo đảm
an ninh mạng, nhất là hệ thống ngân hàng điện
tử. Bên cạnh đó, các bên cần thường xuyên chia sẻ
thông tin về an ninh mạng, những rủi ro, các vụ tấn
công để cả hệ thống cùng phòng tránh.
- Các ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty chứng
khoán… ngoài việc trang bị cho mình những công
cụ bảo mật hiện đại, cần quan tâm hơn nữa việc
xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dự phòng để chủ
động lưu trữ thông tin, bảo đảm giao dịch của các
nhà đầu tư được an toàn cũng như ứng phó với các
trường hợp xấu khi xảy ra tấn công mạng.
- Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ CNTT
tại các tổ chức tín dụng, các định chế tài chính cần
được chú trọng để có đội ngũ cán bộ trình độ nghiệp
vụ giỏi, tính chuyên nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu
quản trị vận hành và làm chủ các hệ thống công
nghệ hiện đại. Việc nâng cao năng lực cần chú trọng
vào những kỹ năng tư duy, kỹ năng phân tích, quản
trị rủi ro, ra quyết định… Bên cạnh đó, chính sách
đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cũng
cần gắn với việc liên kết đào tạo nâng cao trình độ,
khảo sát công nghệ hiện đại trong nước và quốc tế,
thực hiện các chế độ đãi ngộ hấp dẫn đối với chuyên
gia hoặc cán bộ có trình độ cao...
Tài liệu tham khảo:
1. Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính (2018), Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ ngày
09/3/2018 về triển khai ứng dụng của CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính
- ngân sách;
2. Bộ Tài chính (2018), Quyết định số 446/QĐ-BTC ngày 30/3/2018 về Kế
hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ
của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính;
3. TS. Nguyễn Thị Hiền, ThS. Đỗ Thị Bích Hồng (2017), Tác động của CMCN 4.0
tới lĩnh vực tài chính - ngân hàng, Tạp chí Tài chính kỳ 1 số tháng 6/2017;
4. PGS., TS. Trần Kim Chung, Tô Ngọc Phan (2018), Tận dụng tốt thành tựu của
CMCN 4.0: Những vấn đề đặt ra cho lĩnh vực tài chính của Việt Nam, tham
luận hội thảo Tăng cường năng lực của ngành tài chính trong tiếp cận cuộc
CMCN 4.0;
5. PGS., TS. Đặng Văn Thanh (2018), Hệ thống tài chính Việt Nam trong công nghệ
kỹ thuật số và sự hòa nhập, hội tụ quốc tế, tham luận hội thảo Tăng cường năng
lực của ngành Tài chính trong tiếp cận cuộc CMCN 4.0;
6. TS. Lê Thị Thùy Vân, Phạm Thanh Thủy (2018), CMCN 4.0 và những vấn đề
đặt ra đối với ngành Tài chính, tham luận hội thảo Tăng cường năng lực của
ngành Tài chính trong tiếp cận cuộc CMCN 4.0.
số sẵn sàng cho việc nhanh chóng ban hành các dịch
vụ tài chính thông minh, sáng tạo...
- Hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật về
thuế, tài chính nhằm khuyến khích DN đầu tư cho
các hoạt động đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát
triển và đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực CNTT và
các công nghệ tiên tiến khác. Chú trọng xây dựng,
ban hành các chính sách khuyến khích các tổ chức tài
chính, các định chế tài chính phát triển các sản phẩm –
dịch vụ tài chính, dựa trên công nghệ số. Tăng cường
hiệu quả, đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho đầu
tư phát triển công nghiệp, nhất là phát triển hạ tầng
công nghiệp thông qua thúc đẩy sự phát triển của hệ
thống các thị trường tài chính theo chiều sâu trên cơ
sở đa dạng hóa các định chế tài chính, các hàng hóa
trên thị trường tài chính. Tạo điều kiện, thúc đẩy hệ
sinh thái Fintech phát triển, trở thành một phần của
hệ sinh thái trong chuỗi cung ứng sản phẩm dịch vụ
tài chính, ngân hàng hiện đại…
- Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực ngành Tài
chính, trong đó chú trọng công tác đào tạo, đào tạo
lại nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành Tài
chính có khả năng ứng dụng CNTT, phương thức
làm việc tiên tiến, am hiểu thực tế thị trường tài
chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trong kỷ nguyên
số. Nâng cao tính chuyên nghiệp, khả năng làm chủ
các hệ thống công nghệ hiện đại của đội ngũ nhân
lực tài chính - ngân hàng…
- Tăng cường hội nhập, học tập kinh nghiệm quốc
tế trong lĩnh vực tài chính, để có thể nhanh chóng
tiếp cận và ứng dụng các giải pháp, công nghệ mới
phục vụ công tác quản lý, điều hành trong Ngành.
Về phía các thành viên thị trường
- Các ngân hàng và tổ chức tài chính trong nước
cần nhanh chóng hoạch định chiến lược, tìm kiếm
những giải pháp toàn diện cho dịch vụ tài chính
thông qua việc sử dụng các dữ liệu thông minh
và hợp tác với nhiều ngành kinh doanh, trong đó
không thể thiếu sự hợp tác với công ty Fintech và
công ty viễn thông.
- Các tổ chức tài chính và đặc biệt là các định
chế tài chính cần tiếp tục thúc đẩy phát triển hạ
tầng công nghệ phục vụ cho sự phát triển các sản
phẩm dịch vụ tài chính. Đồng thời, cần tiếp tục đổi
mới và ứng dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt tập
trung nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu công
nghệ hiện đại trong các giao dịch tài chính, trong
hoạt động thanh toán, trong tiếp cận các sản phẩm
tài chính, ngân hàng…
- Cần nâng cao nhận thức của hệ thống tài chính,
ngân hàng trong việc quan tâm nhiều hơn đến tính
1...,52,53,54,55,56,57,58,59,60,61 63,64,65,66,67,68,69,70,71,72,...129
Powered by FlippingBook