TCTC (2018) ky 2 thang 2 (e-paper) - page 107

108
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
(Sheferd năm 1972, Whittington năm 1980, Goddard
và cộng sự năm 2005).
Việc sử dụng nợ (đòn bẩy tài chính) trong kinh
doanh được các NĐT hiểu như là kỹ thuật đòn bẩy tác
động đến sự gia tăng lợi nhuận nhưng đồng thời cũng
gia tăng rủi ro. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu thực
nghiệm thì không đồng nhất về chiều hướng tác động
của chúng. Một số nghiên cứu cho rằng, tác động của
đòn bẩy tài chính cùng chiều đến khả năng sinh lời
của DN (Kouser và cộng sự năm 2011, Devi và Devi
năm 2014). Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác cho
thấy, kết quả tác động đòn bẩy là ngược chiều với khả
năng sinh lời của DN (Dogan năm 2013, Biger và cộng
sự năm 2008, Afza và Hussain năm 2011). Điều này
cho thấy, việc sử dụng nợ không phải lúc nào cũng
làm gia tăng khả năng sinh lời của DN.
Mô hình nghiên cứu
Từ các lý thuyết và kết quả nghiên cứu thực nghiệm
trên, những nhân tố sau đây được lựa chọn để đưa vào
mô hình với 3 giả thuyết như sau:
- H1: Đòn bẩy tài chính (Leverage = Debt/TA), đo
lường bằng tỷ số Tổng nợ (tỷ đồng)/Tổng tài sản (tỷ
đồng) c quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời
(Profitability = ROA) của DN.
- H2: Quy mô DN theo doanh thu {Size – Sale =
Ln(sale)}, đo lường bằng Logarit thập phân của doanh
thu, c quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời
(Profitability = ROA) của DN.
- H3: Quy mô DN theo tài sản {Size – TA = Ln (TA)},
đo lường bằng Logarit thập phân của Tài sản, c quan
hệ cùng chiều với khả năng sinh lời (Profitability =
ROA) của DN.
Phương pháp nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu
Bài viết sử dụng số liệu các báo cáo tài chính của
574 công ty cổ phần niêm yết đủ số liệu liên tục cho các
biến của mô hình trong giai đoạn 2010-2015 với 3.444
quan sát. Với mục tiêu khởi nghiệp nên nghiên cứu
không chọn mẫu là các ngân hàng, công ty bảo hiểm
và quỹ đầu tư. Đồng thời, để giảm khoảng cách về giá
trị giữa biến khả năng sinh lời, biến đòn bẩy với quy
mô DN trong mẫu nghiên cứu, giá trị tổng tài sản và
doanh thu được tính theo đơn vị tỷ đồng. Khi đ , biến
khả năng sinh lời và biến đòn bẩy là đo lường mức độ
thay đổi (số lần), biến quy mô DN là kết quả logarit
thập phân của giá trị tài sản hay giá trị doanh thu, tính
theo đơn vị tỷ đồng. Nghiên cứu sử dụng phần mềm
STATA 14 để tiến hành phân tích tương quan giữa
các biến, xây dựng mô hình hồi quy và kiểm định mô
hình, qua đ giải thích mức độ tác động của biến độc
lập đến biến phụ thuộc từ kết quả nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành phân tích thống kê mô tả
các biến trước khi sử dụng phương pháp phân tích
tương quan để xác định mối quan hệ giữa các biến độc
lập với biến phụ thuộc. Tiếp theo là tiến hành kiểm
định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp, sau đ
thực hiện các kiểm định cần thiết trên mô hình như
kiểm định đa cộng tuyến, kiểm định tự tương quan,
kiểm định phương sai thay đổi. Cuối cùng, sử dụng
phương pháp hồi quy c trọng số (GLS) xử lý các lỗi
của mô hình để lựa chọn ước lượng vững và hiệu
quả như nghiên cứu của Dwi Kartkasan và Marisa
Merianti (2016).
Mô hình hồi quy c dạng: Profitability = β0 + βiXit’
+ µi + Uit
Trong đ :
βi là vecto (1*n) gồm các
tham số là hệ số hồi quy tương
ứng của các biến độc lập của
mô hình
Xit’ là vecto (1*n) gồm các
biến độc lập của mô hình.
Kết quả nghiên cứu
Trước tiên, nghiên cứu
1. Đòn bẩy tài chính
(Leverage = Debt/TA)
2. Quy mô DN theo Doanh thu
{Size_Sale = Ln (Sale)}
3. Quy mô DN theo tài sản
{Size_TA = Ln (TA)}
Khả năng sinh lời của DN
(Profitability = ROA)
Biến độc lập
Biến phụ thuộc
Hình 1: Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuất
Bảng 1: Phân tích thống kê mô tả các biến
Biến
Quan sát
Giá trị
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Giá trị nhỏ
nhất
Giá trị lớn
nhất
Tài sản - TA
3444 1655,335 5360,74 7,821484 145494,7
Doanh thu - Sale
3444 1316,809 3947,816 0,0512727 73393,41
Leverage (=debt/ta)
3444 0.5080854 0,2205313 0,0019807 1,155629
Size_TA (=ln(ta))
3444 6,187481 1,461229 2,056874 11,88789
Size_Sale (=ln(sale))
3444 5,936796 1,590869 -2,970596 11,20359
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
1...,97,98,99,100,101,102,103,104,105,106 108,109,110,111,112,113,114,115,116,117,...175
Powered by FlippingBook