TCTC (2018) ky 2 thang 2 (e-paper) - page 115

116
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
trình c vốn nhà nước, việc nợ đọng thường kéo
dài chủ yếu là do không bố trí được vốn theo kế
hoạch đã phê duyệt, vì vậy các DN cần phải quản
lý tốt các khoản nợ phải thu, cùng với chủ đầu tư
làm việc với các cơ quan c thẩm quyền trong việc
quyết toán và bố trí vốn cho công trình, đồng thời
nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo thu
hồi công nợ, thực hiện nhiều biện pháp để hạn chế
công nợ quá hạn. Mặt khác, khi ký kết hợp đồng,
các DN cần quy định các điều khoản chặt chẽ về
thời hạn, phương thức thanh toán, các hình thức
xử phạt nếu vi phạm hợp đồng.
Bộ phận kế toán công nợ thường xuyên theo
dõi sát sao, lập bảng phân tích các khoản phải
thu theo dõi chi tiết từng khách hàng theo từng
hợp đồng, cập nhật tình hình hoạt động của
khách hàng để nắm bắt được quy mô, thời hạn
thanh toán, khả năng thanh toán của khách hàng.
Trong trường hợp khách hàng nợ quá hạn, cần
tìm hiểu nguyên nhân để phân loại và tìm biện
pháp xử lý phù hợp như: Áp dụng phạt vi phạm,
gia hạn nợ, thoả thuận xử lý nợ hoặc yêu cầu
trọng tài kinh tế hoặc toà án kinh tế can thiệp
theo giao ước trong hợp đồng.
Hai là,
kiểm soát chặt chẽ tốc độ chu chuyển
dòng tiền: Ứng trước tiền của khách hàng, mua
nguyên vật liệu, nghiệm thu thanh toán, hoàn thành
bàn giao công trình đưa vào sử dụng, thu tiền của
khách hàng đều phải theo dõi thường xuyên, quản
lý chặt chẽ, đặc biệt là việc tạm ứng hợp đồng trước
khi thi công.
Các DN phải tận dụng tối đa nguồn vốn này, xây
dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng để giữ ổn
định và nâng cao nguồn vốn này, đồng thời gắn chặt
thời gian thanh toán cho các nhà cung cấp nguyên vật
liệu với tiến độ thi công các công trình, những thời gian
đầu thi công các công trình nên yêu cầu các nhà cung
cấp cho nợ và thanh toán vào lần nhập tiếp theo… để
nâng tạo nguồn tiền chủ động cho các công ty.
Ba là,
chủ động lập và thực hiện kế hoạch lưu
chuyển tiền tệ hàng tháng. Việc lập kế hoạch lưu
chuyển tiền tệ sẽ giúp cho DN theo dõi đảm bảo
cân đối thu chi tiền mặt. Trên cơ kế hoạch lưu
chuyển tiền tệ, DN thấy được mức thặng dư hay
thâm hụt ngân quỹ để từ đ c các biện pháp cân
bằng thu chi ngân quỹ. Nếu dư nguồn thu DN xử
lý trả các khoản vay của ngân hàng, các khoản nộp
cho ngân sách… hay dùng để đầu tư vào những
công việc mang lại doanh lợi cho DN như đầu tư
giao dịch vàng/ngoại hối, gửi tiết kiệm tại ngân
hàng, ủy thác đầu tư hay cho vay. Nếu DN xây lắp
thiếu nguồn chi, phải thực hiện tìm biện pháp để
tăng thu hồi công nợ, đẩy mạnh việc bán ra, vay
thêm ngân hàng hoặc giảm tốc độ chi nếu c thể
hoặc bán chứng khoán thanh khoản cao, rút tiết
kiệm tại ngân hàng, thu hồi các khoản ủy thác đầu
tư hoặc đi vay, qua đ , đảm bảo cho tiền mặt luôn
nằm trong tầm kiểm soát.
Như vậy, c nhiều cách khác nhau giúp DN xây
lắp duy trì mức tồn quỹ tối ưu nhằm tối đa h a hiệu
quả kinh tế của tài sản song mỗi phương án đều cả
ưu và nhược điểm. Nhà quản lý cần cân nhắc kỹ
lưỡng và dự báo những hệ quả phát sinh từ quyết
định xử lý ngân quỹ. Trong một số trường hợp, c
thể sử dụng kết hợp nhiều biện pháp để lợi ích bình
quân là lớn nhất.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015;
2. PGS.,TS. Bùi Văn Vần và PGS.,TS. Vũ Văn Ninh (2015), Tài chính DN, NXB Tài
chính 2015;
3. Báo cáo tài chính qua các năm 2012, 2013, 2014; 2015; 2016 của các công
ty thuộc Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng);
4. Một số website: mof.gov.vn, 319.com.vn…
Hình 1: Tổng doanh thu, lợi nhuận
của các công ty từ năm 2012 đến năm 2016
Nguồn: Theo Báo cáo tài chính các năm và tính toán của tác giả
hình 2: Số dư tiền tại các công ty xây lắp thuộc Tổng
Công ty 319 từ năm 2012 đến năm 2016
Nguồn : Theo báo cáo tài chính các năm và tính toán của tác giả
1...,105,106,107,108,109,110,111,112,113,114 116,117,118,119,120,121,122,123,124,125,...175
Powered by FlippingBook