K2 T3 - page 99

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
97
nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật,
chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp
cho cả ĐBSCL. Về mặt thương mại cần chú trọng:
Xuất khẩu giai đoạn 2011-2020 phải có được mức
tăng bằng và cao hơn mức tăng bình quân của cả
nước, kim ngạch bình quân theo đầu người cũng
được cải thiện, nhưng phải nâng cao uy tín thương
hiệu bằng chất lượng cao, đảm bảo các chuẩn mực
quốc tế, có giá trị gia tăng cao.
Để phát triển hệ thống bán lẻ tại vùng ĐBSCL,
trước hết Vùng tập trung triển khai thực hiện các
giải pháp phát triển thương mại nói chung và hệ
thống bán lẻ tại ĐBSCL nói riêng, gồm:
Thứ nhất,
ưu tiên xây mới, bảo dưỡng, nâng cấp
hạ tầng để kết nối các khu vực kinh tế, thương mại-
dịch vụ.
Thứ hai,
đảm bảo cung ứng năng lượng, vật tư,
nguyên, phụ liệu cho sản xuất, chế biến nông thủy
sản, nhất là ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa; áp
dụng những tiến bộ mới về công nghệ sinh học.
Thứ ba,
tăng cường hợp tác giữa các tỉnh/thành
phố trong vùng với TP. Hồ Chí Minh; Hợp tác với
các cơ quan quản lý, các cơ sở khoa học để hỗ trợ DN
tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, phát triển công nghệ
hiện đại, năng suất cao, chế biến sâu, bảo quản tiên
tiến để sản phẩm có chất lượng tốt, sạch, tinh xảo,
giá trị gia tăng cao, nhất là hàng xuất khẩu.
Thứ tư,
củng cố, phát triển làng nghề, tận dụng
nguyên liệu, lao động tại chỗ. DN trong làng nghề
cần làm hạt nhân quy tụ các hộ cá thể vệ tinh, sản
phẩm của mỗi làng có thương hiệu đặc trưng. Tôn
vinh nghệ nhân, truyền nghề, khôi phục, duy trì
nghề truyền thống, phát triển nghề mới...
Thứ năm,
sản xuất, chế biến đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm phải kết hợp với bảo vệ môi trường
bằng công nghệ mới với các hóa chất lành tính. Tận
dụng các phụ phẩm chế tác thành sản phẩm mới.
Di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường hiện nằm
xen kẽ các khu dân cư vào khu công nghiệp, khu
chế xuất.
Thứ sáu,
nâng cao trình độ tay nghề sản xuất, chế
biến, nghiệp vụ thương mại-dịch vụ, nhất là nông
dân ở các vùng quê đang chuyển dịch cơ cấu. Phát
triển đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia kỹ thuật về
các lĩnh vực có thế mạnh trong vùng.
Các giải pháp phát triển
thương mại và hệ thống bán lẻ
Trên nền tảng đó, nhóm giải pháp về phát triển
thương mại nói chung và hệ thống bán lẻ tại ĐBSCL,
cần phải chú trọng triển khai thực hiện một số nội
dung sau:
Một là,
không ngừng đổi mới tổ chức hoạt động
xuất khẩu, vừa chú trọng các sản phẩm hiện có vừa
tạo ra các mặt hàng mới. Thực hiện việc kinh doanh
một số mặt hàng chủ lực theo cơ chế “kinh doanh
có điều kiện” để thu gọn đầu mối tạo ra những DN
xuất khẩu quy mô lớn, thương hiệu uy tín, đáp ứng
các đơn hàng dài hạn của khách hàng tiềm năng.
Hai là,
phát triển thị trường xuất khẩu, kết nối bạn
hàng, mở thị trường mới, chú trọng các thị trường
láng giềng và vươn tới thị trường xa, cao cấp.
Ba là,
huy động mọi lực lượng từ các cơ quan
pháp lý, vận động hành lang, đến thông tin-truyền
thông để cảnh báo về các rào cản thương mại đối với
hàng xuất khẩu, hỗ trợ giải quyết khi có các tranh
chấp phát sinh.
Bốn là,
tạo điều kiện để các DN tham gia các hoạt
động xúc tiến thương mại. Các địa phương tự tổ
chức, liên minh tổ chức các sự kiện xúc tiến thương
mại trong địa phương, trong vùng, trong khu vực.
Theo đó, xúc tiến thương mại sẽ hỗ trợ phát triển hệ
thống phân phối; Xây dựng và cung cấp thông tin;
tổ chức các hoạt động giao nhận, vận chuyển...
Năm là,
tiếp tục hoàn thiện hệ thống phân phối,
nâng cấp và phát triển mạng lưới bán lẻ hàng hóa;
tích cực đưa hàng Việt về nông thôn, vùng dân tộc
ít người, ra các đảo, vào các khu công nghiệp, mở
rộng diện bán hàng ổn định giá, để cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” có
hiệu quả đích thực; theo dõi diễn biến cung - cầu
hàng hóa, giá cả, thị trường.
Sáu là,
các hiệp hội ngành hàng như: Hiệp hội
Lương thực, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy
sản, Hiệp hội Trái cây… làm đầu mối hỗ trợ các DN
thành viên trong vùng củng cố, phát triển hợp tác có
hiệu quả từ đầu vào đến đầu ra.
Bảy là,
kết hợp xúc tiến thương mại với xúc tiến
du lịch và xúc tiến đầu tư. Bốn địa phương trong
vùng ở mức độ khác nhau là điểm hẹn hấp dẫn
với các “sản phẩm” du lịch về nguồn, du lịch sinh
thái, du lịch biển đảo. Vì thế cần tăng cường thu hút
nhiều khách du lịch, nhất là những du khách đến từ
các nền kinh tế mạnh góp phần thúc đẩy, phát triển
thương mại, thu hút đầu tư.
Tài liệu tham khảo:
1. Hoàn thiện hệ thống bán lẻ ĐBSCL,
nuoc/1383/hoan-thien-he-thong-ban-le-dong-bang-song-cuu-long.vlr;
2. Thị trường bán lẻ: Chinh phục kênh thương mại truyền thống,
.
doanhnhansaigon.vn/chuyen-lam-an/thi-truong-ban-le-chinh-phuc-
kenh-thuong-mai-truyen-thong/1092347/;
3. Vì sao ĐBSCL chậm phát triển?
/
Vi-sao-Dong-bang-song-Cuu-Long-cham-phat-trien-24858.html.
1...,89,90,91,92,93,94,95,96,97,98 100,101,102,103,104,105,106,107,108,109,...122
Powered by FlippingBook