TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 27

28
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Những thách thức
đối với ngành Nông nghiệp Việt Nam
Bên cạnh những cơ hội lớn mang lại cho ngành
Nông nghiệp Việt Nam từ cuộc CMCN 4.0 thì cũng
còn rất nhiều thách thức đặt ra đòi hỏi ngành Nông
nghiệp nước ta cần vượt qua.
Thứ nhất,
cũng như các lĩnh vực khác, nông nghiệp
cũng đối diện với những thách thức như: dư thừa
nguồn lao động nông nghiệp, bất bình đẳng giữa
nông dân công nghệ thấp với nông dân công nghệ
cao… Các nhà kinh tế Erik Brynjolfsson và Andrew
McAfee đã chỉ ra, CMCN 4.0 có thể mang lại sự bất
bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ
thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế con
người trong toàn bộ nền kinh tế, người lao động sẽ bị
dư thừa và điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách
giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi nhuận so với
sức lao động. Mặt khác, xét về tổng thể, các công việc
an toàn và thu nhập cao hơn có thể sẽ gia tăng sau khi
công nghệ thay thế dần con người.
Thứ hai,
CMCN 4.0 cũng giúp các nước phát triển
có thể tự sản xuất lương thực, thực phẩm bằng diện
tích đất chỉ bằng 1/100 hay 1/1000 các nước đang
phát triển làm, với năng suất cao hơn nhiều lần,
dẫn đến hiện tượng các nước phát triển sẽ không
sử dụng sản phẩm từ các nước đang phát triển như
Việt Nam. Điều này có thể làm cho khả năng xuất
khẩu hàng nông sản của Việt Nam sẽ giảm, tác động
đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tiềm năng
phát triển của Việt Nam còn rất lớn, song thách
thức đặt ra là làm sao tranh thủ phát huy tối đa và
hiệu quả CMCN 4.0, đặc biệt là tận dụng được tiềm
năng cơ cấu dân số trẻ. Tuy nhiên, dự báo cho thấy,
Việt Nam chỉ có thể duy trì cơ cấu dân số này trong
khoảng thời gian từ 20 - 25 năm. Nếu không có
chiến lược phù hợp, chậm đổi mới, Việt Nam không
chỉ bỏ lỡ thời cơ “vàng” của CMCN 4.0 mà có thể sẽ
gánh chịu hệ quả tiêu cực của cuộc cách mạng này.
Thứ ba,
trước những lợi ích to lớn của điện toán
đámmây, thời gian qua, Chính phủ cũng như các DN
tại Việt Nam đã dành một nguồn lực lớn trong việc
ứng dụng công nghệ này. Theo khảo sát về Ứng dụng
Điện toán Đámmây tại 500 DN, tổ chức của Việt Nam
cho thấy, trong các nước ASEAN, Việt Nam là nước có
tốc độ tăng chi tiêu cho điện toán đám mây trong giai
đoạn 2010 - 2016 là cao nhất (64,4%/năm), cao hơn hẳn
mức bình quân củaASEAN (49,5%) và thế giới (42,5%).
Tuy nhiên, về con số tuyệt đối, mức chi tiêu cho điện
toán đám mây của Việt Nam còn rất thấp, thấp hơn
107 lần so với Singapore; 6,5 lần so với Malaysia; 2,4
lần so với Thái Lan và 1,3 lần so với Philippines. Đây
là những con số vừa được Hiệp hội Phần mềm và dịch
và ứng dụng những tiến bộ, thành tựu công nghệ
của nhân loại, trước hết là công nghệ thông tin, công
nghệ số, công nghệ điều khiển và tự động hóa để
nâng cao năng suất trong sản xuất đến phân phối và
tiêu thụ hàng nông sản. Điển hình, việc áp dụng khoa
học công nghệ mới đã đạt hiệu quả rất cao như trang
trại thanh long ở Bình Thuận (áp dụng công nghệ
tưới tiết kiệm của Israel).
Việc ứng dụng điện toán đám mây nhằm cung
cấp sản phẩm đầu ra chất lượng cao và an toàn vệ
sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ
thông tin vào nông nghiệp còn tăng năng suất sản
lượng đáng kể so với cách trồng nông nghiệp kiểu
cũ. Như vậy, điện toán đám mây mang lại nhiều lợi
ích to lớn như sự chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ,
giảm thiểu chi phí đầu tư, rút ngắn thời gian phát
triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và linh
hoạt trong mô hình kinh doanh, sẵn sàng mở rộng
khi cần thiết.
Việt Nam là một nước nông nghiệp nhưng quá
trình vận chuyển và xuất khẩu nông sản thường làm
hư hại khoảng 40% sản phẩm nông sản, gây thiệt
hại lớn đến nền kinh tế. Hàng hóa nông sản, thủy
sản của Việt Nam khi vận chuyển sang nước ngoài
bị trả về, do quá trình vận chuyển qua đường biển,
kéo dài hàng tháng, do đó bị va đập hay nhiệt độ
trong thùng cao và cuối cùng không bán được đã
gây thiệt hại lớn cho các DN trong nước. Do vậy,
việc áp dụng điện toán đám mây trong vận chuyển
nông sản là rất cần thiết, giúp kiểm soát được nhiệt
độ trong xe, tránh cho rau quả, thủy sản bị hư hỏng
trong quá trình vận chuyển.
Sự phát triển của công nghệ sinh học cho phép
chọn, tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi mới
phù hợp với mục đích sử dụng. Điều này tác động
mạnh mẽ đến năng suất cũng như chất lượng cây
trồng vật nuôi, từ đó tăng giá trị gia tăng trong mỗi
sản phẩm nông nghiệp.
Những phát minh mới trong lĩnh vực công
nghệ thông tin có thể làm tăng khả năng thích ứng
của nông dân trước những thay đổi, bằng cách
tăng khả năng tiếp cận thông tin thời tiết và thị
trường. Các công nghệ kỹ thuật số có thể giúp
nông dân đưa ra quyết định sáng suốt hơn về thời
gian và cây trồng nào, cũng như thời gian và nơi
bán cây trồng.
CMCN 4.0 biến nông nghiệp không còn là nông
nghiệp thuần túy. Công nghệ mới có thể giúp bón
phân đúng thời điểm, lượng cần thiết vừa đủ cho
cây, tiết kiệm chi phí… được xem là một trong
những giải pháp hiệu quả để nông nghiệp thích ứng
với biến đổi khí hậu.
1...,17,18,19,20,21,22,23,24,25,26 28,29,30,31,32,33,34,35,36,37,...116
Powered by FlippingBook