TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 19

20
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
cho các DN. Quan tâm việc tổ chức các đường dây
nóng, các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc định kỳ và không
định kỳ giữa Chính phủ - các doanh nhân, DN Việt
Nam - các đại sứ quán, lãnh sự quán, thương vụ
của Việt Nam ở nước ngoài nhằm nắm bắt và xử lý
nhanh, kịp thời, hiệu quả hơn các nhu cầu, vấn đề
bức xúc đặt ra trong quá trình hoạt động đầu tư ra
nước ngoài của DN…
Về phía doanh nghiệp
- Tìm hiểu kỹ những thông tin về thị trường mục
tiêu trước khi ra đầu tư nước ngoài. Nghiên cứu các
quy định pháp luật, cập nhật những thay đổi trong
chính sách của nước sở tại nhằm phòng ngừa những
tranh chấp, hiểu rõ văn hóa của nước sở tại để tránh
những xung đột trong thời gian hoạt động đầu tư,
kinh doanh… Tuân thủ đúng luật pháp của nước sở
tại, đặc biệt là những quy định trong lĩnh vực môi
trường, an sinh xã hội…
- Cần xây dựng chiến lược đầu tư theo từng
thời điểm, từng địa bàn, từng đối tác một cách
cụ thể và rõ ràng. Đối với những thị trường đầu
tư truyền thống thì lại cần xây dựng chiến lược
đầu tư một cách chi tiết hơn nữa để tận dụng
những lợi thế của Việt Nam cũng như những ưu
đãi của nước sở tại để đạt được hiệu quả đầu tư
tối đa nhất.
- Tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh, năng
lực quản trị. Các DN xây dựng chiến lược kinh
doanh, chiến lược sản phẩm, thương hiệu hợp lý để
từng bước nâng cao năng lực quản trị. Cùng với đó,
cần nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới
công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng
tiên tiến… để thu được lợi nhuận cao nhất trong bối
cảnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thường đối mặt
với nhiều rủi ro.
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư năm 2014;
2. Chính phủ (2015), Nghị định số 83/2015/NĐ-CP ngày 25/09/2015;
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), số liệu tình hình đầu tư trực tiếp và nước
ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2016;
4. Tổng cục Thống kê (2018), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I/2018;
5. ThS. Nguyễn Thị Kiều Oanh, Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DN Việt
Nam, Tạp chí Tài chính số 6/2017;
6. TS. Nguyễn Minh Phong (2018), Bùng nổ đầu tư trực tiếp ra nước ngoài,
Báo Kinh tế đô thị
7. Hồng Sâm (2017), Môi trường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài: Minh bạch, ổn
định, Thời báo Tài chính Việt Nam;
8. Trần Phương (2017), Đầu tư ra nước ngoài: “Bệ phóng” và sự “bùng nổ”, Báo
Công Thương điện tử;
9. Anh Trung (2018), Đầu tư ra nước ngoài tìm cơ hội mới, Báo Đầu tư.
Đề xuất một số giải pháp
Trong những năm qua, dù Nhà nước, Chính
phủ và các bộ, ban, ngành trong thời gian qua đã
có những nỗ lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối
đa cho các DN trong việc đầu tư ra nước ngoài. Để
thúc đẩy vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các
DN Việt Nam, hiệu quả hơn trong thời gian tới cần
chú trọng tập trung triển khai những nội dung sau:
Về phía cơ quan quản lý
- Tăng cường hợp tác chặt chẽ với Chính phủ
nước sở tại trong việc trao đổi thông tin, xây dựng
cơ chế chính sách, khai thác có hiệu quả các nguồn
lực để tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh minh
bạch, ổn định. Phối hợp giải quyết các vướng mắc,
khó khăn của DN cũng như có các chính sách
khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với địa bàn kinh
tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn tại quốc
gia tiếp nhận đầu tư.
- Tăng cường cải cách thủ tục hành chính đối
với đầu tư ra nước ngoài theo hướng đơn giản
thuận tiện, tăng quyền chủ động, tự chịu trách
nhiệm của chủ đầu tư. Đối với các sản phẩm nông
nghiệp thì cần đơn giản hóa thủ tục vận chuyển
hàng hóa qua biên giới, bảo quản nông sản, kiểm
định chất lượng… góp phần giảm các chi phí
trong đầu tư.
- Có chính sách phân khúc thị trường đầu tư
thông qua việc thúc đẩy và hỗ trợ DN nghiên
cứu, đổi mới công nghệ, tập trung sản xuất ra
các sản phẩm chiến lược và có chính sách đào
tạo cho người lao động trong nước để phát triển
những lĩnh vực đầu tư cũng như sản phẩm đầu
tư trọng yếu.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tăng
cường công tác hỗ trợ, tư vấn và cung cấp thông tin
hữu tích về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
BẢNG3: CÁCHÌNHTHỨCTHỂHIỆNCỦAVỐNĐẦUTƯRANƯỚCNGOÀI
STT
Hình thức thể hiện
1
Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép
hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép hoặc ngoại hối
từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật
2
Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại
hối của Việt Nam
3
Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng
hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm
4
Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy
trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ,
thương hiệu
5
Các tài sản hợp pháp khác
Nguồn: Nghị định số 83/2015/NĐ-CP
1...,9,10,11,12,13,14,15,16,17,18 20,21,22,23,24,25,26,27,28,29,...116
Powered by FlippingBook