So ky 2 thang 5 - page 69

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
67
thương hiệu của DN, hoặc ngược lại đi từ thương
hiệu chung của DN đến thương hiệu cá biệt cho
từng hàng hoá. Với chiến lược đi từ thương hiệu
cá biệt đến thương hiệu chung hoặc vừa phát triển
thương hiệu cá biệt vừa phát triển thương hiệu
chung, là cách mà các DN lớn thường lựa chọn
(chiến lược đa thương hiệu). Ưu điểm của cách
này là khả năng tiếp cận thị trường nhanh, hạn
chế được nguy cơ rủi ro từ một thương hiệu cá
biệt không thành công và phát triển nhanh các
thương hiệu khác nhờ một thương hiệu thành
công. Tuy nhiên, chi phí lại rất lớn.
Lựa chọn phát triển thương hiệu chung (thương
hiệu gia đình) là cách đi của nhiều DN Việt Nam,
đặc biệt là các DN vừa và nhỏ, bởi lẽ đi theo hướng
này sẽ hạn chế rất nhiều chi phí cho phát triển
thương hiệu.
Đặt tên, tạo biểu trưng (logo) và khẩu hiệu (slogan):
Nguyên tắc chung khi đặt tên thương hiệu là phải
dễ phân biệt, không trùng lặp với các tên khác; tên
thương hiệu cần ấn tượng, ngắn gọn, đơn giản, dễ
đọc, dễ nhớ, có tính văn hoá và gắn liền với đặc tính
hoặc chất lượng hàng hoá… Nếu muốn trở thành
một thương hiệu lớn cần: Sự khác biệt và truyền
cảm; Đã được thử thách qua thời gian; Tên gọi
không dài quá 3 từ. Tên gọi có thể thay thế logo và
được sử dụng như logo chỉ khi đảm bảo được yếu
tố khác biệt và gợi cảm. Nếu tên gọi đi kèm với logo,
cần được thiết kế như một logo.
Về slogan:
Một slogan thành công phải chứa đựng
thông điệp ấn tượng và khơi gợi được trí tưởng
tượng của khách hàng về sản phẩm của mình. Khi
sáng tạo slogan, nên tính đến các yếu tố sau: Quy
tắc vàng, đó là “hướng về khách hàng”; Có một mục
tiêu nhất định và hướng đến mục tiêu đó; Ngắn
Tầm quan trọng
của việc xây dựng và quản trị thương hiệu
Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình lâu
dài và bền bỉ, đòi hỏi phải có một chiến lược cụ thể,
hợp lý tuỳ theo hoàn cảnh và sự sáng tạo, sự táo
bạo của từng DN. Cụ thể, để xây dựng một thương
hiệu, DN cần phải thực sự quan tâm đến các nội
dung sau đây:
Định hình chiến lược chung xây dựng thương hiệu:
Điều quan trọng trong xây dựng chiến lược thương
hiệu là phải xuất phát từ mục tiêu trước mắt và lâu
dài của DN. Vì thế, chiến lược thương hiệu luôn gắn
liền với chiến lược sản phẩm, gắn liền với chiến lược
đầu tư và các kế hoạch tài chính của DN.
Trong thực tế, DN có thể lựa chọn chiến lược
là đi từ thương hiệu cá biệt của hàng hoá đến
VAI TRÒ CỦAVIỆC XÂY DỰNGTHƯƠNGHIỆU
ĐỐI VỚI DOANHNGHIỆP TRONGBỐI CẢNHHIỆNNAY
ThS. VŨ ĐÌNH CHUẨN
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
Việt Nam đã và đang tích cực tham gia, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Để hội nhập thành công
và tận dụng triệt để các cơ hội mà xu thế này đem lại, một trong những yếu tố quyết định vị thế của doanh
nghiệp và góp phần đáng kể vào hiệu quả nâng cao năng lực cạnh tranh chính là vấn đề thương hiệu. Bài
viết nghiên cứu vai trò và tầm quan trọng của vấn đề xây dựng thương hiệu, qua đó giúp doanh nghiệp
định hình được chiến lược phát triển thương hiệu của mình trong bối cảnh hội nhập.
Từ khóa: Thương hiệu, doanh nghiệp, kinh tế, hội nhập, cạnh tranh
Vietnam has been actively participating,
integrating deeper into the world economy. In
order to successfully integrate and fully utilize
the opportunities offered by this trend, one of
the determinants of the company position that
significantly contribute to the enhancement
of competitiveness is the problem of branding.
The article explores the role and importance
of branding, thereby helping businesses shape
their branding strategy in the context of
global integration.
Keywords: Brand, business, economy, integra-
tion, competition
1...,59,60,61,62,63,64,65,66,67,68 70,71,72,73,74,75,76,77,78,79,...110
Powered by FlippingBook