So ky 2 thang 6 - page 28

26
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế khi xuất khẩu sang thị
trường này. Ngoài ra, Liên bang Nga còn là cửa ngõ
để xuất khẩu sang các nước thuộc Liên minh Á - Âu.
Hơn nữa, Liên bang Nga đang ngày càng tăng
cường mở rộng quan hệ thương mại với các nước
thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có
Việt Nam. Do vậy, Việt Namhiện đang có nhiều thuận
lợi trong việc tăng cường hợp tác thương mại với Liên
bang Nga do hai nước có một truyền thống chính trị -
ngoại giao - xã hội - kinh tế lâu dài và tốt đẹp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên, hàng
hóa xuất khẩu Việt Nam vào Liên bang Nga cũng
đang gặp phải một số khó khăn. Trước năm 2009,
trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang
Liên bang Nga, nhóm hàng nông sản, thủy sản chiếm
tỷ trọng khoảng trên 50 - 60%. Tuy nhiên, từ năm
2012 đến nay, tỷ trọng xuất khẩu của nhóm hàng này
sang Liên bang Nga đã giảm xuống chỉ còn 10 – 20%,
cho dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường này vẫn liên tục tăng. Nguyên nhân chủ yếu
là do một số hạn chế sau:
- Về khả năng cạnh tranh của sản phẩm:
So với hàng
thủy sản xuất khẩu của các nước, hàng thủy sản
xuất khẩu Việt Nam còn tồn tại những hạn chế nhất
định như: Chất lượng hàng thủy sản của Việt Nam
không ổn định do sản xuất manh mún, chưa đúng
quy trình và chưa được quản lý chặt chẽ.
- Về vấn đề vận chuyển hàng hóa:
Một trong những
nhân tố khiến hàng hóa Việt Nam có giá cao, khó
cạnh tranh, đó là do trung bình mất từ 3 tuần đến 7
tuần hàng hóa mới đến Liên bang Nga. Hàng xuất
khẩu từ Việt Nam sang Nga, do phải vận chuyển
qua các cảng châu Âu rồi mới vòng lại Liên bang
Nga, hoặc tới cảng Vladivostock rồi đi theo tuyến
đường xuyên Nga từ Đông sang Tây, nên chi phí
vận chuyển lớn hơn so với hàng vận chuyển từ
Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ấn Độ...
- Về khả năng và phương thức thanh toán:
Ngoài tập
quán thanh toán T/T hoặc D/P trả chậm (ứng trước
10 - 20%, sau khi giao hàng nhận chứng từ gốc trả
80% - 90% còn lại), trong thời gian qua, phần lớn
các khách hàng Nga cũng đề nghị thanh toán theo
hình thức trả chậm 6 tháng đến 1 năm. Phía DN Việt
Nam cũng ở trong tình trạng hạn chế về vốn, hơn
nữa lại phải vay vốn với mức lãi suất cao hơn nhiều
so với DN của các nước khác trong khu vực cùng
xuất khẩu nông sản vào Nga.
- Về đồng tiền thanh toán:
Hiện nay DN hai nước
vẫn chưa thực hiện được việc thanh toán bằng
đồng nội tệ do cơ chế thanh toán ngân hàng giữa
hai nước. Việc thanh toán bằng đồng USD gặp khó
khăn do biến động tỷ giá giữa đồng Rúp của Liên
gia bị cấm vận chiếm khoảng 13,3% nhu cầu tiêu thụ
của thị trường Nga.
Việt Nam và Liên bang Nga đã tham gia ký
kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên
minh kinh tế Á - Âu (EAEU) ngày 29/5/2015, Hiệp
định đã có hiệu lực kể từ ngày 05/10/2016. Theo
Hiệp định ký kết, phía EU cam kết mở cửa có lộ
trình đối với 95% tổng số dòng thuế, tối đa trong
10 năm, tương đương 100% kim ngạch xuất khẩu
trung bình 3 năm từ 2010 - 2012 của Việt Nam sang
EAEU; 5% dòng còn lại là các mặt hàng Việt Nam
không có thế mạnh xuất khẩu. Ngay khi Hiệp định
có hiệu lực, mức thuế suất thuế nhập khẩu thủy
sản từ Việt Nam sẽ giảm từ 10% xuống 0%, trong
đó có nhóm hàng thủy sản chế biến của Việt Nam.
Về xuất xứ hàng hóa, Việt Nam đã đạt được quy
tắc xuất xứ linh hoạt đối với một số sản phẩm thủy
sản chế biến, đóng hộp như cá ngừ, tôm... Đây là
nhóm mặt hàng hiện nước ta còn thiếu nguyên liệu
và phụ thuộc và nguyên liệu nhập khẩu từ các nước
khác (chiếm khoảng 50%). Hiệp định cho phép nhập
khẩu nguyên liệu để phục vụ chế biến cá ngừ, tôm
và một số loại thủy sản đóng hộp khác nhưng phải
đáp ứng hàm lượng nội địa 40%.
Việt Nam xuất khẩu sang Nga chủ yếu là các sản
phẩm cá tra, cá basa phi-lê; cá tầm đông lạnh; cá thờn
bơn, cá trích, cá mòi ướp lạnh; mực, bạch tuộc đông
lạnh. Mặc dù Việt Nam nằm trong danh sách 10 quốc
gia xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nga với sản
phẩm chủ lực là cá tra phi-lê (chiếm trên 70 tổng lượng
thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nga, chiếm
13% tổng lượng cá phi-lê nhập khẩu của Liên bang
Nga) nhưng hiện nay, xuất khẩu thủy sản của Việt
Nam sang thị trường Nga chỉ chiếm 3,6% tổng nhập
khẩu thủy sản của Nga và chỉ chiếm khoảng 1,3%
tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, chưa tương
xứng với tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.
Thuận lợi và khó khăn
trong xuất khẩu thủy sản sang Nga
Thực tế hiện nay cho thấy, sức tiêu thụ của thị
trường Nga đối với các mặt hàng thủy sản là khá
cao. Nga là thị trường khá mở, với sức tiêu thụ lớn,
với dân số trên 143 triệu người, thu nhập bình quân
đầu người là 17.500 USD/năm.
Việt Nam và Liên bang Nga vừa tham gia ký
kết Hiệp định Việt Nam – EAEU, đây cũng là Hiệp
định thương mại tự do (FTA) đầu tiên của EAEU,
mở ra một cơ hội rất lớn cho xuất khẩu của Việt
Nam, tạo ra động lực mở cửa thị trường, thu hút sự
quan tâm của doanh nghiệp (DN) hai bên, giảm bớt
các rào cản thuế quan, phi thuế quan. Như vậy, DN
1...,18,19,20,21,22,23,24,25,26,27 29,30,31,32,33,34,35,36,37,38,...120
Powered by FlippingBook