So ky 2 thang 6 - page 30

28
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
phát triển gắn liền với sự hình thành, tồn tại và phát
triển của thị trường. Theo quy định của pháp luật,
định giá được hiểu như sau:
- Xác định giá trị: Luật Chuyển giao công nghệ
năm 2006 quy định: “Định giá công nghệ là hoạt
động xác định giá của công nghệ”.
- Quy định giá: Luật Giá năm 2012 quy định:
“Định giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định
giá cho hàng hóa, dịch vụ”.
Như vậy, định giá tài sản được hiểu là việc tư
vấn, định các mức giá cụ thể cho từng loại tài sản
làm căn cứ cho các hoạt động giao dịch mua, bán
tài sản, hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường. Đối
với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước
định giá (các cơ quan có thẩm quyền quy định) thì
các mức giá cụ thể của từng loại tài sản, hàng hóa
mang tính bắt buộc mọi đối tượng tham gia hoạt
động giao dịch, mua bán phải thực hiện. Đối với các
tài sản, hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục
Nhà nước định giá thì do các tổ chức, cá nhân tự
định giá theo quy luật thị trường làm cơ sở cho các
hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi.
Cần chú ý rằng, khái niệm định giá không đồng
nhất với khái niệm “thẩm định giá”. Khoản 15, Điều
4 Luật Giá năm 2012 quy định: “Thẩm định giá là
việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá
xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo
quy định của Bộ luật Dân sự phù hợp với giá thị
trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục
vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm
định giá theo Điều 4, Khoản 15.” Như vậy, thẩm
định giá chú trọng vào việc kiểm tra, xác thực giá
Khái niệm, bản chất pháp lý
và đặc điểm định giá tài sản trí tuệ
Đối với các doanh nghiệp (DN), tài sản trí tuệ
đóng vai trò là thước đo hiệu quả kinh doanh, sức
cạnh tranh và khả năng phát triển của DN trong
tương lai. Việc định giá tài sản trí tuệ giúp các DN
khẳng định được vị thế, uy tín trên thị trường, đồng
thời DN có thể tiến hành thương mại hóa được các
tài sản trí tuệ một cách thuận lợi.
Định giá là loại hoạt động chuyên môn vừa mang
tính kinh tế - kỹ thuật, tính pháp lý, vừa mang tính
xã hội. Hoạt động định giá hình thành, tồn tại và
HOÀNTHIỆNQUY ĐỊNHVỀ ĐỊNHGIÁ
TÀI SẢNTRÍ TUỆ TRONGĐIỀUKIỆNHỘI NHẬP KINHTẾ
NCS. LÊ MINH THÁI
- Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh
Mặc dù hoạt động định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam đã diễn ra từ trước khi ban hành Luật Sở hữu trí tuệ
(năm 2005), song cho đến hiện nay việc định giá tài sản trí tuệ vẫn chưa tuân thủ theo một chuẩn mực
nào. Các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ hầu như không điều chỉnh
trực tiếp mà chỉ đề cập đến các quy định mang tính chất nguyên tắc về cách tính toán (dựa trên sổ sách)
của tài sản vô hình, trong đó bao gồm các tài sản trí tuệ. Để việc định giá tài sản trí tuệ ở Việt Nam được
đồng bộ, trong thời gian tới, cần hoàn thiện những quy định pháp luật về định giá tài sản vô hình nói
chung và tài sản trí tuệ nói riêng.
Từ khóa: Luật Giá, Bộ Luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ, định giá tài sản trí tuệ, tổ chức tín dụng, cổ phần hóa
Although intellectual property valuation
in Vietnam took place before the promulgation
of the Intellectual Property Law (2005),
intellectual property valuation has not
yet followed a standard. Effective law on
intellectual property valuation is almost
unmodified and only on the principle of
intangible asset calculation including
intellectual property (bookkeeping-based). In
order to assess the real value of intellectual
property in Vietnam for the coming time, it is
necessary to improve the law on valuation of
intangible assets in general and intellectual
property in particular.
Keywords: Price Law, Civil Code, Intellectual
Property Law, intellectual property evaluation,
credit institution, equitization
1...,20,21,22,23,24,25,26,27,28,29 31,32,33,34,35,36,37,38,39,40,...120
Powered by FlippingBook