So ky 2 thang 6 - page 31

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
29
bảo hộ nên “bằng độc quyền sáng chế” không phải
là một tài sản trí tuệ và cũng không là tài sản cố định
vô hình của DN. Những “sáng chế” được pháp luật
bảo hộ mới là tài sản cố định vô hình chứ không
phải là văn bằng bảo hộ ghi nhận những thông tin
liên quan đến sáng chế được bảo hộ. Bên cạnh đó,
tài sản trí tuệ là sáng chế lại chỉ được giới hạn là
“bằng sáng chế”, như vậy nếu được bảo hộ dưới
hình thức là giải pháp hữu ích hoặc chưa đăng ký
bảo hộ sáng chế, DN sẽ khó có cơ sở để tính toán giá
trị của các tài sản này.
Thứ hai,
các quy định pháp luật còn mâu thuẫn
khi quy định phân loại tài sản trí tuệ thành tài sản
cố định vô hình để định giá và tính vào giá trị DN.
Theo Chuẩn mực kế toán số 04, chỉ một số đối
tượng của quyền sở hữu trí tuệ được coi là tài sản cố
định vô hình như sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu
(trong trường hợp nhãn hiệu đó không phải được
tạo ra từ nội bộ DN như nhãn hiệu đó được mua
lại). Tuy nhiên, Khoản 2, Điều 4, Thông tư 45/2013/
TT-BTC của Bộ Tài chính quy định tất cả các đối
tượng của quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm quyền
tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với
giống cây trồng) đều được coi là tài sản cố định vô
hình và từ đó là cơ sở để định giá và tính vào giá trị
DN. Như vậy, Điểm b, Khoản 1 Điều 6 của Thông tư
45/2013/TT-BTC coi chỉ dẫn địa lý là một loại tài sản
cố định vô hình của DN, là mâu thuẫn với quy định
tại Khoản 4, Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ: “Chủ sở
hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước”. Do
đó, không thể coi chỉ dẫn địa lý là một loại tài sản
cố định vô hình của DN. Bên cạnh đó, theo Thông
tư 127/2014/TT-BTC, giá trị thương hiệu (bao gồm
nhãn hiệu và tên thương mại) được tính vào giá trị
DN khi cổ phần hóa. Tuy nhiên, trong Chuẩn mực
kế toán số 04 lại không quy định thương hiệu là tài
sản cố định để được định giá và tính vào giá trị DN.
Thứ ba,
quy định về phương pháp định giá còn
thiếu nhất quán.
Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 quy định về các
phương pháp xác định giá trị tài sản trí tuệ trong cách
tiếp cận từ chi phí bao gồm phương pháp chi phí tái
tạo và phương pháp chi phí thay thế. Tuy nhiên, theo
cả của hàng hóa, dịch vụ. Công việc thẩm định giá
thường do các thẩm định viên về giá thực hiện theo
tiêu chuẩn thẩm định giá do Nhà nước quy định.
Từ những khái niệm và phân tích nêu trên, định
giá tài sản trí tuệ có thể được hiểu là hoạt động xác
định giá trị và đưa ra giá cả của một tài sản trí tuệ
cụ thể tại một thời điểm xác định, làm căn cứ cho các
hoạt động giao dịch mua, bán tài sản trí tuệ đó trên
thị trường. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định
về định giá tài sản trí tuệ ở các văn bản trong các
lĩnh vực khác nhau. Đây là một trong những nguyên
nhân dẫn đến sự mâu thuẫn trong các quy định
pháp luật về định giá tài sản trí tuệ (việc liệt kê các
đối tượng tài sản trí tuệ được định giá, các phương
pháp định giá tại các văn bản không thống nhất).
Do vậy, việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật
về định giá tài sản trí tuệ của Việt Nam không chỉ là
một trong những nhiệm vụ thuộc khuôn khổ hoàn
thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành về tài sản
trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ mà còn là đòi hỏi
của bản thân nền kinh tế, môi trường kinh doanh và
hoạt động kinh doanh của các DN.
Thực trạng quy định pháp luật
về định giá tài sản trí tuệ
Hiện nay, những quy định về định giá tài sản trí
tuệ còn tồn nhiều bất cập, cụ thể:
Thứ nhất,
các văn bản pháp luật còn thiếu nhất
quán trong cách hiểu về cụm từ “tài sản trí tuệ”.
Bộ luật Dân sự năm 1995 là văn bản pháp lý đầu
tiên quy định về quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.
Theo đó, các đối tượng tài sản trí tuệ được quy định
tại Bộ luật này bao gồm: Các đối tượng quyền tác
giả (tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học); Các
đối tượng quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải
pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu
hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá và các đối tượng
khác do pháp luật quy định). Sau Bộ luật này, Bộ
luật Dân sự năm 2005 và Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005 tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện hơn các
quy định về các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên, Chuẩn mực kế toán số 04 về tài sản
cố định vô hình được ban hành vào năm 2001 lại
sử dụng các thuật ngữ không chính xác so với quy
định của Bộ luật Dân sự 1995 cũng như quy định
của pháp luật quốc tế về các loại tài sản trí tuệ như:
phần mềm máy tính, bằng phát minh, bằng sáng
chế, bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá. Thuật ngữ
“bằng sáng chế” hay chính xác hơn là “bằng độc
quyền sáng chế” dùng để chỉ văn bằng bảo hộ ghi
nhận các thông tin về chủ sở hữu sáng chế, tên tác
giả, đối tượng bảo hộ, phạm vi bảo hộ và thời hạn
Đối với các DN, tài sản trí tuệ đóng vai trò là
thước đo hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh
và khả năng phát triển của DN trong tương lai.
Việc định giá tài sản trí tuệ giúp các DN khẳng
định được vị thế, uy tín trên thị trường, đồng
thời DN có thể tiến hành thương mại hóa được
các tài sản trí tuệ.
1...,21,22,23,24,25,26,27,28,29,30 32,33,34,35,36,37,38,39,40,41,...120
Powered by FlippingBook