So ky 2 thang 6 - page 69

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
67
sự phát triển của kế toán có liên quan đến mức độ
giáo dục và chuyên nghiệp của kế toán viên. Kế toán
có trình độ đại học càng nhiều thì khả năng vận dụng
các chuẩn mực kế toán ngày càng cao. Đây là điều
phù hợp vì những kiến thức trong quá trình đào tạo
sẽ giúp kế toán viên có nhận thức tốt hơn về khoa học
kế toán, có khả năng vận dụng, lựa chọn các kỹ thuật,
các chính sách kế toán phù hợp để tối đa hóa lợi ích
của DN mình.
Tuy nhiên, trong thực tiễn, nội dung các chuẩnmực
còn quá mới mẻ với quá nhiều khái niệm, thuật ngữ,
trong khi số kế toán viên chỉ am hiểu và vận dụng trên
sơ sở các thông tư hướng dẫn chi tiết trong công tác kế
toán. Đây được xem là một trong những rào cản ảnh
hưởng đến việc vận dụng các chuẩn mực kế toán.
Về phía các doanh nghiệp Việt Nam
Nhận thức của chủ DN đến vận dụng chuẩn mực
kế toán trong các DN Việt Nam. Hầu hết các chủ DN
rất ít sử dụng báo cáo tài chính trong việc ra quyết
định đầu tư mà chủ yếu quan tâm đến vấn đề kê khai
thuế. Bên cạnh đó, chi phí cho việc áp dụng các chuẩn
mực kế toán như mua phần mềm và nâng cấp công
nghệ, thuê tư vấn, đào tạo nhân viên hay tuyển nhân
viên kế toán có trình độ cũng là rào cản khiến các DN
hạn chế áp dụng chuẩn mực kế toán.
Hơn nữa, số lượng DN đang hoạt động chủ yếu là
DN nhỏ và vừa. Đây được xem là rào cản đáng kể đến
việc vận dụng chuẩn mực kế toán. Các DN có quy mô
lớn thường hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau,
mức độ phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế rất cao,
do vậy, việc vận dụng các chuẩn mực kế toán sẽ đầy
đủ hơn. Các DN càng lớn càng có nhiều nguồn lực tài
chính để thực hiện các chuẩn mực kế toán mới.
Ngoài ra, kết quả hoạt động kinh doanh của các
DN cũng phần nào tác động đến việc thực hiện
chuẩn mực kế toán. Thông thường, các DN có khả
năng sinh lời cao sẽ mở rộng địa bàn kinh doanh,
tìm kiếm các nguồn tài trợ để thực hiện các phương
án kinh doanh mới. Trong bối cảnh đó, số liệu báo
cáo tài chính trung thực và hợp lý luôn là một trong
những tiêu chí để các đối tác xem xét trước khi ra
quyết định kinh doanh.
Về hoạt động của thị trường tài chính
Thị trường tài chính (thị trường chứng khoán) của
Việt Nam là một trong những thị trường non trẻ nhất
trên thế giới. Đến nay, nó vẫn chưa thể hiện rõ vai trò
quan trọng đối với nền kinh tế, mới chỉ trong phạm
vi quốc gia, chưa liên thông với thị trường vốn trên
thế giới. Định hướng phát triển của chuẩn mực kế
toán Việt Nam để phục vụ cho các nhà đầu tư trên thị
trường vốn chưa đi sâu và nhu cầu của Việt Nam về
một hệ thống kế toán phức tạp để phục vụ thị trường
chứng khoán là chưa cấp bách. Ngoài ra, nhiều đối
tượng (nhà đầu tư) sử dụng báo cáo tài chính chưa
có nhu cầu thực sự đối vối thông tin tài chính chất
lượng cao, vì thông tin tài chính chỉ đóng vai trò thứ
yếu trong việc ra quyết định của họ.
Như vậy, các rào cản trên ảnh hưởng đến việc áp
dụng chuẩn mực kế toán và tác động đến lợi ích của
việc áp dụng chuẩn mực kế toán. Lợi ích này được
xem xét ở khả năng tiếp cận các khoản tín dụng từ
ngân hàng, tính minh bạch của thông tin sẽ giúp tăng
hình ảnh của DN và từ đó sẽ tạo điều kiện mở rộng
hoạt động kinh doanh.
Gợi ý một vài giải pháp
Tháo gỡ những vướng mắc, tồn tại để các DN
thuận lợi thực hiện áp dụng chuẩn mực kế toán Việt
Nam, tiệm cận đến hội nhập với kế toán quốc tế thực
sự cần thiết. Một số đề xuất đưa ra như sau:
Thứ nhất,
Việt Nam đã công bố Luật Kế toán
năm 2015, trong đó quy định về nguyên tắc giá trị
hợp lý (có hiệu lực 1/1/2017). Trên cơ sở đó, Bộ Tài
chính đang cập nhật lại 26 chuẩn mực kế toán, soạn
thảo các chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa có;
đồng thời, hướng dẫn các chuẩn mực báo cáo tài
chính dựa theo hệ thống chuẩn mực kế toán quốc
tế. Điều cần lưu ý, đó là vì tồn tại song song hệ
thống chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán trong
thực tế công tác kế toán ở các DN, nên khi biên
soạn và ban hành chế độ kế toán, cần lồng ghép,
tham chiếu nội dung của chế độ kế toán với từng
chuẩn mực kế toán.
Thứ hai,
thay đổi nhận thức của chủ DN về vai trò
của thông tin kế toán để có thể tác động đến vận dụng
chuẩn mực kế toán. Khi áp dụng các chuẩn mực kế
toán đầy đủ sẽ giúp DN quản lý tốt nguồn vốn, tăng
khả năng tiếp cận vốn với chi phí thấp và tạo được uy
tín với các nhà đầu tư, chủ nợ và khách hàng.
Thứ ba,
xây dựng đội ngũ kế toán có trình độ, năng
lực thông qua các khóa đào tạo, tập huấn. Các cơ sở
đào tạo kế toán tại Việt Nam, nhất là các trường đại
học cần phải cập nhật và thay đổi chương trình đào
tạo nói chung và các môn học nói riêng để người học
hiểu được bản chất của chuẩn mực kế toán và thực
hành các chuẩn mực đó.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Đình Khôi Nguyên (2013), “Bàn về thang đo các nhân tố phi tài chính ảnh
hưởng vận dụng chuẩnmực kế toán trong các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam”, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, 190(1), 55-60;
3. Nguyễn Công Phương (2013), “Về mô hình chuẩnmực – Chế độ kế toán của Việt
Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, 194(1), 31-37;
4. Chuẩnmực kế toán Việt Nam (VAS).
1...,59,60,61,62,63,64,65,66,67,68 70,71,72,73,74,75,76,77,78,79,...120
Powered by FlippingBook