So ky 2 thang 6 - page 60

58
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Cổ phần hóa - giải pháp tối ưu
đổi mới doanh nghiệp nhà nước
Trong những năm qua, DNNN giữ vị trí quan
trọng trong kinh tế Nhà nước. Dù đạt được nhiều
thành tựu đáng kể, song khu vực DNNN vẫn bộc
lộ nhiều yếu kém, hiệu quả sản xuất kinh doanh
không được như kỳ vọng. Vì vậy, việc cổ phần hóa
các DNNN được xem là giải pháp tối ưu giúp đổi
mới các DNNN tại Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế và hội nhập với kinh tế thế giới.
Kết quả phân tích cho thấy cổ phần hóa giúp
tăng khả năng sinh lời của các DNNN do quá trình
cổ phần hóa chuyển quyền quản lý DN, sử dụng
vốn, dòng tiền từ sở hữu nhà nước sang sở hữu tư
nhân (những đối tượng quan tâm hơn đến lợi nhuận
và hiệu quả). Thêm vào đó, sản lượng (doanh thu
điều chỉnh theo lạm phát sau cổ phần hóa) và tỷ lệ
chi trả cổ tức đều tăng và có ý nghĩa thống kê, kết
quả này phù hợp với các nghiên cứu trước của MNR
(1994), La Porta và ctg. (1999).
Kết quả phân tích cũng cho thấy nợ dài hạn trên
vốn chủ sở hữu tăng, điều này có thể lý giải là sau
khi cổ phần hóa, các DN có doanh thu, lợi nhuận
cao hơn, vì thế sẽ vay nợ nhiều hơn nhằm phục vụ
nhu cầu đầu tư, mở rộng sản xuất. Những kết quả
trong nghiên cứu này bổ sung thêm bằng chứng cho
việc cải thiện hiệu quả hoạt động của các DNNN
sau cổ phần hóa trên thế giới, đồng thời khẳng định
đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong
việc quyết tâm đẩy mạnh cổ phần hóa các DNNN
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
khối DN này trong nền kinh tế.
Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh trong khuôn khổ
đề tài mã số B2015-34-01.
Tài liệu tham khảo:
1. Claessens, S., Djankov, S., 1999a. Enterprise performance and management
turnover in the Czech Republic. European Economic Review, 43, 1115–1124;
2. Claessens, S., Djankov, S., 1999b. Ownership concentration and corporate
performance in the Czech Republic. Journal of Comparative Economics, 27,
498–513;
3. Dewenter, K., Malatesta, P.H., 2001. State-owned and privately-owned
firms: an empirical analysis of profitability, leverage, and labour intensity.
American Economic Review, 91, 320–334;
4. Harper, J.T., 2002.The Performance of Privatized Firms in the Czech Republic.
Journal of Banking and Finance, 26, pp. 621-649;
5. La Porta, R., & López-de-Silanes, F. (1999). The benefits of privatisation:
Evidence from Mexico. Quarterly Journal of Economics, 114(4), 1193-1241;
6. Tian, G.L., 2000. State shareholding and corporate performance: a study of
a unique Chinese data set. Working Paper. London Business School;
7. Vining, A.R., Boardman, A.E., 1992. Ownership versus competition:
efficiency in public enterprise. Public Choice, 73, 205–239.
BẢNG 2: SO SÁNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 3 NĂM TRƯỚC VÀ SAU C PHẦN HÓA
Variable
N
Mean before
(Median)
Mean after
(Median)
Mean
change
(median)
t-test
Wilcoxon
test
% firms
changed as
predicted
p-value
Profitability
ROS
32
0.0716
(0.0477)
0.1144
(0.0716)
0.042
(0.019)
0.069
0.005
81.3% 0.000
ROA
33
0.0526
(0.0440)
0.0808
(0.0630)
0.028
(0.014)
0.006
0.012
63.6% 0.119
ROE
33
0.1384
(0.1116)
0.1911
(0.1718)
0.053
(0.063)
0.007
0.010
69.7% 0.021
Output
SAL
33
3,479,309
(1,291,350)
5,352,176
(2,062,019)
1,872,867
(604,105)
0.014
0.000
84.8% 0.000
Leverage
LEV
33
0.5579
(0.5903)
0.5838
(0.6408)
0.026
(0.010)
0.465
0.544
54.5% 0.609
LEV2
31
0.4155
(0.1042)
0.7426
(0.5090)
0.369
(0.210)
0.036
0.019
74.2% 0.005
Payout
DIVSAL
23
0.0022
(0.0000)
0.0394
(0.0184)
0.037
(0.015)
0.001
0.000
95.7% 0.000
PAYOUT
23
0.0206
(0.0000)
0.3757
(0.4071)
0.355
(0.383)
0.001
0.001
91.3% 0.000
Nguồn: Nghiên cứu của tác giả
1...,50,51,52,53,54,55,56,57,58,59 61,62,63,64,65,66,67,68,69,70,...120
Powered by FlippingBook