TCTC ky 2 thang 8-2016 - page 54

56
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
nhằm cải thiện cấu trúc tài chính của các DN xây lắp
trên địa bàn TP. Sơn La:
Thứ nhất,
quản lý tốt khoản mục vốn bằng tiền:
Trong cấu trúc tài chính của các DN thuộc mẫu nghiên
cứu có thể thấy, chủ yếu là nguồn vốn đi vay do vậy
xây dựng kế hoạch cho việc dự trữ tiền để đáp ứng
nhu cầu kinh doanh của DN là điều hết sức cần thiết.
Để làm được điều này DN cần tính toán chi tiết các
khoản thu, khoản chi trong tháng, phân tích các dòng
tiền thu, dòng tiền chi và các khoản nợ đến hạn từ
đó có thể dự toán được nguồn thu, nguồn chi và xây
dựng kế hoạch huy động vốn phù hợp.
Thứ hai,
quản lý chặt chẽ khoản phải thu: Đây là
bước trung gian hoán đổi các khoản phải thu thành
tiền của DN và cũng là một trong những nhiệm vụ
quan trọng của việc quản lý vốn lưu động. Quản lý tốt
các khoản phải thu sẽ góp phần tăng hiệu quả sử dụng
vốn khi mà nguồn vốn của các DN xây lắp lại chủ yếu
là nguồn vốn vay.
Thứ ba,
giảm vay ngắn hạn tăng vay dài hạn nhằm
tiết kiệm chi phí lãi vay bằng cách huy động nguồn
tiền nhàn rỗi của người lao động trong DN. Có thể
nói nguồn vốn kinh doanh là một trong những yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch
hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Bên cạnh đó,
đặc thù của các DN xây lắp là xây dựng kiên cố, sản
phẩm được sử dụng trong thời gian dài, khách hàng
không tập trung nên việc thu hồi nợ phải thu gặp nhiều
khó khăn. Chính vì vậy mà một phần vốn của các DN
xây lắp lại bị các tổ chức, cá nhân khác chiếm dụng và
để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh thì các DN lại phải đi chiếm dụng vốn bằng
nhiều hình thức như: vay ngân hàng, thuế phải nộp
nhưng chưa nộp, trả hộ công nhân viên nhưng chưa
trả.. nên chi phí lãi vay hàng năm mà các DN phải
gánh chịu là khá cao.
Do đó, tăng vay dài hạn và đề ra các giải pháp
nhằm tiết kiệm lãi vay bằng cách huy động nguồn tiền
nhàn rỗi của người lao động trong DN là cần thiết và
hiệu quả. Với việc sử dụng lãi vay huy động vốn cao
hơn lãi suất tiền gửi ngân hàng nhưng thấp hơn lãi
vay ngân hàng sẽ giúp cho các DN giảm bớt chi phí lãi
vay, tăng thu nhập cho người lao động đồng thời còn
góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của người
lao động với sự phát triển chung của DN.
Tài liệu tham khảo:
1. Cục Thống kê tỉnh Sơn La, Báo cáo một số chỉ tiêu chủ yếu năm2015;
2. PGS., TS.Nguyễn Năng Ph c (2011), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính, NXB
Đại học Kinh tế quốc dân;
3. PGS., TS.Nguyễn Ngọc Quang (2011), Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính,
NXB Tài chính.
song dù tính theo cách nào thì bản chất của chỉ tiêu
này thể hiện cơ cấu giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu
trong hoạt động kinh doanh của DN.
Để có thể nhận xét việc sử dụng đòn bẩy tài chính
của các DN nghiên cứu tác giả đã xác định đòn bẩy tài
chính bằng cách lấy nợ phải trả của từng DN chia cho
tổng nguồn vốn của DN trong cùng năm đó.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ tiêu đòn bẩy tài
chínhở cácDNxây lắp thuộcmẫunghiên cứu là khá cao,
thậm chí gần bằng 1 ở một số DN như Công ty cổ phần
xây dựng Trung Tiến, DNTN Kinh doanh Tổng hợp
Dương Điều và Công ty TNHH Xây dựng kinh doanh
tổng hợp. Đòn bẩy tài chính cao là do trong các DN xây
lắp có tỷ trọng nợ phải trả cao hơn vốn chủ sở hữu.
Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy
lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn chủ sở hữu,
vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Khả
năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của
các chủ sở hữu, tuy nhiên đòn bẩy tài chính cao do
tỷ trọng nợ phải trả lớn sẽ đi kèm với rủi ro kinh
doanh, đây cũng là mặt trái của lợi nhuận mang lại.
Tỷ trọng vốn vay cao dẫn đến sự không ổn định khả
năng tài chính cho DN, chi phí lãi vay tăng nhanh
khi lãi suất tăng cùng với đó là đặc điểm của DN
xây lắp là thi công ở nhiều địa điểm, thời gian kéo
dài dẫn đến việc quản lý vốn gặp nhiều khó khăn,
sản phẩm dở dang nhiều gây ứ đọng vốn điều này
mang đến rủi ro lớn cho DN.
Các khuyến nghị đề xuất
Từ các kết quả phân tích trên có thể thấy, trong
công tác quản lý tài chính của các DN nói chung và
DN xây dựng nói riêng, bên cạnh việc hoạch định các
chiến lược kinh doanh dài hạn thì việc xác định một cơ
cấu vốn hợp lý là việc hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi
DN phải xác định đầy đủ, chính xác các thông tin về
chi phí lãi suất vốn vay, chi phí vốn chủ sở hữu… và
thận trọng trong việc đánh giá các kết quả tính toán để
đưa ra các quyết định chính xác nhất về việc xác định
cơ cấu vốn tối ưu, phù hợp với đặc điểm kinh doanh
của DN. Cụ thể, tác giả đề xuất một số giải pháp sau
Từ các kết quả phân tích trên có thể thấy, trong
công tác quản lý tài chính của các doanh nghiệp
nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng,
bên cạnh việc hoạch định các chiến lược kinh
doanh dài hạn thì việc xác định một cơ cấu vốn
hợp lý là việc hết sức cần thiết. Điều đó đòi hỏi
doanh nghiệp phải xác định đầy đủ, chính xác
các thông tin về chi phí lãi suất vốn vay, chi phí
vốn chủ sở hữu…
1...,44,45,46,47,48,49,50,51,52,53 55,56,57,58,59,60,61,62,63,64,...82
Powered by FlippingBook