22
CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI VIỆT NAM
thực sự các rào cản về thủ tục hành chính;
- Đổi mới cách thức tiếp cận phù hợp hơn trong
hoạt động tín dụng và bảo lãnh tín dụng ngân hàng
theo hướng tập trung trọng tâm, trọng điểm và bám
sát hơn tình hình thực tế DN;
- Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng bền vững,
không tăng gánh nặng rủi ro cho các NHTM, phát
huy mô hình “cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc
với ngân hàng”.
Với quan điểm trên, các giải pháp mang tầm
chiến lược là:
- Kiến nghị Chính phủ điều chỉnh mục tiêu
Chương trình phát triển DNNVV giai đoạn 2011
– 2015 theo hướng chú trọng hơn đến tái cấu trúc
các DNNVV, đảm bảo chất lượng là chủ yếu, không
chạy theo số lượng;
- NHNN phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức
nghiên cứu bài bản, dài hơi cơ chế, chính sách tín
dụng hỗ trợ phát triển khu vực các DNNVV giai
đoạn 2015-2020 tầm nhìn 2050, đáp ứng yêu cầu mới
về hội nhập và triển vọng phát triển tất yếu;
- NHNN vận dụng linh hoạt một số công cụ
chính sách tiền tệ, tín dụng định hướng hỗ trợ
phát triển khu vực các DNNVV thông qua các
hoạt động quản lý, giao dịch và thanh tra, giám
sát đối với hệ thống các NHTM, các định chế
tài chính khác. NHNN phải được
quyền kiểm soát mọi luồng tài
chính chủ yếu hỗ trợ khu vực các
DNNVV liên quan các “kênh” khác
nhau trong nền kinh tế;
- NHNN đổi mới chính sách
tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại và
đãi ngộ tốt nhất có thể đội ngũ cán
bộ làm tín dụng toàn hệ thống ngân
hàng, từ khâu hoạch định, quản lý
chính sách, thanh tra giám sát đến
khâu thẩm định, phê duyệt tín dụng
theo hướng tăng tỷ lệ số cán bộ có
kỹ năng, kiến thức đa ngành kinh tế,
kỹ thuật và thị trường liên quan khu
vực các DNNVV.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ khu vực DNNVV, còn có
các giải pháp là:
- NHNN có chủ trương rõ ràng, dứt khoát về xử
lý nợ xấu bằng cách chủ động thúc đẩy tăng trưởng
tín dụng có hiệu quả, góp phần kích hoạt nền kinh
tế thực sự khởi sắc, tăng sức mua xã hội, giải phóng
hàng tồn kho, khuyến khích DN đầu tư mở rộng sản
xuất, tăng tổng cầu tín dụng;
- NHNN cần xem xét tạm thời mở rộng đối
tượng được khoanh nợ gốc, giảm lãi vay nợ cũ,
mạnh dạn cho vay mới với lãi suất thấp đối với số
DN lâu nay gặp khó khăn, vướng phải nợ xấu do
cơ chế, chính sách, do tác động quá khắc nghiệt của
thị trường;
- NHNN cần hướng dẫn cụ thể các tiêu chí thống
nhất xây dựng hệ thống tín nhiệm khách hàng ở
từng NHTM, xây dựng lại cơ chế bảo lãnh tín dụng
phù hợp hơn cho các DNNVV, tạo điều kiện khung
khổ pháp lý, chính sách thuận lợi khuyến khích cho
vay “tín chấp” khu vực các DNNVV;
- NHNN kiến nghị Chính phủ về một số cơ chế,
chính sách ưu đãi cho các NHTM đẩy mạnh cho
vay hỗ trợ khu vực các DNNVV. Mở rộng các đối
tượng được hưởng cơ chế, chính sách tín dụng
liên quan các DNNVV, mở rộng phạm vi gói “kích
cầu” tín dụng đến một số đối tượng các DNNVV
tham gia phát triển mạng lưới sản xuất, tiêu thụ
hàng hóa ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải
đảo…
Với các giải pháp trên và dựa vào căn bản năng
lực nội sinh rất lớn của khu vực DNNVV, trong bối
cảnh hiện nay chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở để
tin tưởng rằng, việc thành lập AEC sẽ là cơ hội tốt
để khu vực DNNVV sớm nâng cao khả năng cạnh
tranh, định vị được nhiều thương hiệu đẳng cấp
quốc gia và quốc tế.
TÌNH HÌNH BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG
Năm
Bảo lãnh của VDB
Cho vay các NHTM
Số DN
được
chấp
nhận
bảo lãnh
Số tiền
thông báo
chấp thuận
bảo lãnh
(Tỷ đồng)
Số dư bảo
lãnh cuối
kỳ
(Tỷ đồng)
Số DN
được chấp
nhận
cho vay
Tổng tiền
ký hợp
đồng tín
dụng (Tỷ
đồng)
Dư nợ
cuối kỳ
(Tỷ đồng)
2011
5
33
2.536
12
80
1.174
2012
0
0
2.047
0
0
1.119
09/2013
0
0
2.432
0
0
1.009
01/2014
0
0
2.364
0
0
1.124
Nguồn: NHNN
Theo khảo sát mới đây củaViện Khoa học Quản
trịDNNVV, chỉ cókhoảng32,38%sốDNchobiết
có khả năng tiếp cận và được vay vốn thường
xuyên; 35,24% phản ánh là khó tiếp cận; số
còn lại cho biết không thể tiếp cận. Kênh huy
động vốn khác trên thị trường như phát hành
cổ phiếu, trái phiếu hoặc tự huy động vốn thì
phần lớn các DNNVV thường không có đủ điều
kiện và uy tín.