TÀI CHÍNH -
Tháng 4/2015
71
giám sát hàng hóa… nâng cao chất lượng nhân lực để
công chức hải quan có trình độ chuyên nghiệp, thích
ứng nhanh với những thay đổi về công nghệ cũng như
thông lệ quốc tế mới.
Trong những năm qua, nhân lực hải quan nói
chung đã làm tròn nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên,
hiện trạng nhân lực hải quan xét về nhiều mặt vẫn còn
không ít những hạn chế như: Trình độ nhân lực qua
đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại
ngữ, tin học, phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc…
Những hạn chế này ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm
vụ của Hải quan, chính vì vậy cần thiết phải nâng cao
chất lượng nhân lực hải quan.
Muốn nâng cao chất lượng nguồn lực Hải quan để
đáp ứng các tiêu chí đặt ra nhằm đẩy mạnh nhiệm vụ
hội nhập, đặc biệt là nguồn nhân lực có chất lượng cao
thì ngoài việc bồi dưỡng đào tạo cán bộ quản lý cấp
cao còn phải tập trung nâng cao chất lượng giáo dục,
đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực
sáng tạo, kỹ thuật thực hành. Đồng thời, đẩymạnh quá
trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo nhằm phát
huy tính tích cực và chủ động của cán bộ hải quan…,
tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực ngành Hải quan
đủ khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến, đây cũng
là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh
và bền vững. Do đó, giáo dục và đào tạo nguồn nhân
lực Hải quan phải bảo đảm tập trung đào tạo đội ngũ
nhân lực cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
Đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế
Hội nhập quốc tế ngày càng rộng, càng đa dạng
dưới nhiều hình thức, càng mở rộng quan hệ với mọi
nền kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau. Hợp tác với
các nước trong khu vực về phát triển hải quan khu
vực, hải quan vùng ngày càng được mở rộng nhằm
tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế trong khu vực
và cùng nhau giải quyết những vấn đề xuyên quốc
gia như sở hữu trí tuệ, buôn bán ma túy… Bên cạnh
những cơ hội là những thách thức rất lớn mà Hải
quan Việt Nam phải đối mặt: Tính phức tạp của
các hoạt động thương mại quốc tế; nguy cơ khủng
bố; mối đe dọa môi trường và sức khỏe cộng đồng;
nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế liên quan
đến lĩnh vực hải quan; yêu cầu đảm bảo thuận lợi
tối đa cho các hoạt động thương mại hợp pháp. Mặt
khác, càng mở rộng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa
với nhiều quốc gia thì thủ tục hải quan sẽ ngày càng
phức tạp và đa dạng. Bởi lẽ, mỗi quốc gia có những
chính sách, quy định về hàng hóa xuất nhập khẩu
khác nhau, đành rằng là mọi quốc gia đều phải tuân
thủ các luật lệ hải quan quốc tế. Như vậy, đòi hỏi lực
lượng hải quan sẽ càng phải có trình độ tay nghề,
nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, phải có thể lực,
sức khỏe tốt, phải có phẩm chất đạo đức trong sáng,
giữ gìn và trau dồi đạo đức, văn hóa truyền thống
dân tộc và cũng cần phải có tác phong làm việc
chuyên nghiệp, hiện đại, trình độ ngoại ngữ phải
càng được nâng cao.
Đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ngành Hải quan
Tính cạnh tranh quốc tế ngày càng gia tăng trong
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đặt ra yêu cầu
cấp bách đối với ngành Hải quan là phải tạo thuận
lợi tối đa, tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động
thương mại nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định của
pháp luật. Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại
diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi đòi hỏi ngành
Hải quan phải đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn cho
các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.
Nhằm đạt được mục tiêu thông thoáng, đơn giản
hóa thủ tục hải quan và mục tiêu bảo đảm quản lý nhà
nước về hải quan, ngành Hải quan bắt buộc phải cải
cách thủ tục hành chính và hiện đại hóa hải quan. Để
thực hiện việc này, Tổng cục Hải quan phải đẩy mạnh
hơn nữa việc triển khai chương trình tái thiết kế bộ
máy tổ chức và tái thiết kế các quy trình thủ tục hải
quan, đào tạo và nâng cao chất lượng nhân lực.
Trong điều kiện công việc với khối lượng và quy
mô ngày càng tăng, biên chế bổ sung cho ngành và các
đơn vị hải quan rất hạn chế, chỉ có đào tạo và nâng cao
chất lượng nhân lực theo hướng minh bạch, chuyên
nghiệp, chuyên sâumới có thể hoàn thành được nhiệm
vụ được giao trong thời gian tới của toàn ngành.
Tài liệu tham khảo:
1. Luật Hải quan năm2014;
2. Luật Hải quanmột số nước (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
3. ISO 9000 trong dịch vụ hành chính (2003), Nxb Trẻ, Hà Nội;
4. Đoàn Văn Khái (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội;
5. Mike Watts, Alan Gilmour và Lê Trung Thành (2009), Báo cáo nghiên cứu khả
thi Dự án Hiện đại hoá Hải quan Việt Nam– Cấu phần quản lý nguồn nhân lực;
6. Mark Harrison và Nguyễn Thị Minh Tâm (2006), Chiến lược đào tạo cho Hải quan
Việt Nam.
Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang
diễn ra ngày càng sâu rộng, đòi hỏi nước ta
phải thực thi các cam kết ràng buộc liên quan
tới thuận lợi hóa thương mại, dỡ bỏ hàng rào
thuế quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, an
ninh dây chuyền cung ứng…, đòi hỏi nhân lực
ngành Hải quan ngày càng được nâng cao về
số lượng và chất lượng.