TCTC so 5 ky 1 - page 17

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2015
19
yêu cầu và đến ngày 20/9/2010, Chính phủ đã phải
gia hạn việc chuyển đổi đến ngày 31/12/2013. Theo
báo cáo của Bộ KHCN, tính đến ngày 31/12/2014,
trong tổng số 642 tổ chức KHCN công lập thì có 488
tổ chức (76%) đã được phê duyệt Đề án thực hiện
cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Trong đó, 295
tổ chức thuộc loại hình tự trang trải kinh phí hoạt
động thường xuyên, 193 tổ chức sử dụng NSNN
theo phương thức khoán.
Quy định về DN KHCN, việc chuyển đổi tổ chức
KHCN công lập thành DN KHCN và chính sách hỗ
trợ, ưu đãi đối với DN KHCN được quy định tại
Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 về DN
KHCN và Nghị định số 96/2010/NĐ-CP sửa đổi, bổ
sung nghị định này. Theo đó, tổ chức KHCN công
lập phải xây dựng Đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt
động để thành lập DN KHCN dưới hình thức công
ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc
công ty cổ phần, trong đó nêu rõ số vốn dưới dạng
tiền và tài sản (trụ sở làm việc, nhà xưởng, trang
thiết bị nghiên cứu, phương tiện làm việc, diện tích
đất được giao quyền sử dụng, kết quả KHCN…)
thuộc sở hữu nhà nước đề nghị giao cho tổ chức
KHCN công lập để góp vốn vào DN KHCN.
Để khuyến khích việc thành lập/chuyển đổi
thành DN KHCN, nhiều chính sách ưu đãi đối với
DN KHCN đã được áp dụng như:
- Về vốn, tài sản:
Tổ chức KHCN công lập được cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao vốn và
tài sản thuộc sở hữu nhà nước để góp vốn vào DN
KHCN, giá trị vốn và tài sản này là phần vốn nhà
CHUYỂNĐỔITỔCHỨCKHOAHỌCVÀCÔNGNGHỆ
CÔNGLẬPSANGHOẠTĐỘNGTHEOCƠCHẾDOANHNGHIỆP
ThS. NGUYỄN THỊ LÊ THU
- Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính, Bộ Tài chính
Định hướng chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang hoạt động theo cơ
chế doanh nghiệp được đề cập từ năm 2004 tại Đề án đổi mới cơ chế quản lý khoa học và
công nghệ. Qua gần 10 năm thực hiện chủ trương chuyển đổi, kết quả của chính sách này
được đánh giá là còn nhiều hạn chế cần khắc phục.
Cơ chế, chính sách chuyển đổi
Định hướng chuyển đổi các tổ chức khoa học
công nghệ (KHCN) công lập sang hoạt động theo cơ
chế DN được đề cập từ năm 2004 tại Đề án đổi mới
cơ chế quản lý KHCN ban hành kèm theo Quyết
định số 171/2004/QĐ-TTg ngày 28/9/2004. Một trong
các mục tiêu của Đề án này là: “Thực hiện cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KHCN
công lập; hoàn thành việc thí điểm và tổng kết rút
kinh nghiệm để nhân rộng việc chuyển các tổ chức
nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang
hoạt động theo cơ chế DN”. Tiếp đó, ngày 05/9/2005,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2005/
NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm
của tổ chức KHCN công lập. Theo đó, các tổ chức
KHCN được chia thành 2 nhóm:
- Nhóm tổ chức nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ, tổ chức dịch vụ KHCN. Nhóm này
phải lựa chọn việc chuyển đổi tổ chức và hoạt động
theo một trong hai hình thức: (1) Tổ chức KHCN tự
trang trải kinh phí; hoặc (2) DN KHCN.
- Nhóm tổ chức nghiên cứu khoa học hoạt động
trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu chiến
lược, chính sách phục vụ quản lý nhà nước được
ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động
thường xuyên theo nhiệm vụ được giao.
Theo quy định tại nghị định này thì các tổ chức
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tổ
chức dịch vụ KHCN phải hoàn thành việc chuyển
đổi chậm nhất vào tháng 12/2009. Tuy nhiên, trên
thực tế, việc chuyển đổi này rất chậm, không đạt
1...,7,8,9,10,11,12,13,14,15,16 18,19,20,21,22,23,24,25,26,27,...86
Powered by FlippingBook