74
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
máy, linh kiện điện tử xung quanh TP. Hà Nội, Vĩnh
Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Vùng Duyên hải miền Trung tập trung phát triển
các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến hải
sản, cơ khí đóng tàu, luyện kim và các ngành công
nghiệp gắn với lợi thế vận tải biển; Kêu gọi đầu tư
các ngành công nghiệp gắn với phát triển trục hành
lang Đông – Tây…
Vùng Tây Nguyên ưu tiên phát triển công nghiệp
chế biến cây công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng
sản, sản xuất vật liệu xây dựng...
Với vùng Đông Nam bộ, tập trung phát triển các
ngành công nghiệp cơ khí, dầu khí và các chế phẩm
hóa dầu, hóa chất, công nghiệp điện tử; công nghiệp
công nghệ cao; nghiên cứu phát triển công nghiệp
phụ trợ…
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long tập trung phát
triển các ngành chế biến nông sản, thủy hải sản xuất
khẩu, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp...
Đồng thời, đầu tư hoàn chỉnh cụm khí - điện - đạm Cà
Mau theo hướng hình thành một khu liên hợp công
nghiệp lớn của Vùng.
Thứ tư,
đến năm 2030, huy động ngân sách nhà
nước khoảng 3 – 4%.
Nguồn vốn này tập trung chủ yếu xây dựng hạ
tầng, một phần vốn dành cho phát triển nguồn nhân
lực và nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ.
Thứ năm,
phát triển mạnh các ngành dịch vụ và
công nghiệp hỗ trợ.
Quan tâm phát triển các loại hình doanh nghiệp
công nghiệp sạch, công nghiệp vừa và nhỏ với mô
hình quản lý, liên kết kinh tế hiệu quả, bền vững trên
địa bàn nông thôn. Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác
quốc tế trong việc phát triển các ngành công nghiệp,
đặc biệt là những ngành công nghiệp ứng dụng công
nghệ cao trong nước chưa có điều kiện phát triển như
điện hạt nhân, sản xuất linh kiện điện tử...
Thứ sáu,
lựa chọn đối tác cho các ngành Công
nghiệp ưu tiên; đồng thời, xây dựng và ký kết các liên
kết kinh tế với các quốc gia trong khu vực để thúc đẩy
doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Thứ bảy,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực công
nghiệp.
Nguồn nhân lực công nghiệp là yếu tố cốt lõi quyết
định năng lực cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam.
Do vậy, Chính phủ Việt Nam cần xây dựng hệ thống
quốc gia về thợ bậc cao trong sản xuất; đẩy nhanh tiến
độ xây dựng và ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất
lượng đào tạo ở các cấp đào tạo; đổi mới chương trình
đào tạo, đặc biệt là đào tạo tay nghề; đẩy mạnh hợp
tác đào tạo nghề nhằm nâng cao tính thực tiễn của các
chương trình đào tạo nghề…
Thứ tư,
sản xuất công nghiệp vẫn chủ yếu tập trung
vào nhóm sản phẩm có mức gia công lớn như da giày,
dệt may, điện tử… nên giá trị gia tăng ngành Công
nghiệp vẫn ở mức thấp.
Thứ năm,
ngành Công nghiệp vẫn chưa thực sự thu
hút được nhiều sự quan tâm đầu tư của các doanh
nghiệp trong và ngoài nước.
Định hướng phát triển ngành Công nghiệp
Nhằm phát triển tổng thể ngành Công nghiệp Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ
tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 879/
QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp
Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 và
Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Chiến lược và Quy
hoạch trên đặt ra yêu cầu cần đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu ngành Công nghiệp theo những
giải pháp cụ thể sau:
Thứ nhất,
đề ra các mục tiêu tăng trưởng kinh tế cụ
thể theo từng giai đoạn.
Giai đoạn đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng giá trị
tăng thêm công nghiệp đạt 6,5 - 7,0%/năm; tốc độ tăng
trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12,5 - 13,0%/
năm; tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP
chiếm 42 - 43%. Giai đoạn 2021 – 2030, các tỷ lệ tương
ứng là 7,5 - 8,0%/năm; 11,0 - 12%/năm và 43 - 45%.
Quy hoạch cũng đặt mục tiêu đến năm 2020, tỷ
trọng công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 85 - 90% giá
trị sản xuất công nghiệp; giá trị sản phẩm công nghiệp
công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao
đạt khoảng 45% tổng GDP.
Thứ hai,
phát triển các ngành Công nghiệp theo 7
vùng lãnh thổ.
Theo đó, vùng Trung du miền núi phía Bắc cần
tập trung phát triển các ngành khai thác và chế biến
khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, công nghiệp thủy
điện, một số dự án luyện kim…
Đối với vùng Đồng bằng sông Hồng, cần tập
trung phát triển các ngành Công nghiệp cơ khí,
luyện kim, hóa chất, nhiệt điện, công nghiệp công
nghệ cao. Đồng thời, phát triển có chọn lọc công
nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện cơ khí, ô tô, xe
Mục tiêu đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp
chế biến, chế tạo Việt Nam chiếm 85 - 90% giá
trị sản xuất công nghiệp; giá trị sản phẩm công
nghiệp công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng
công nghệ cao đạt khoảng 45% tổng GDP.